Tiêm kích Rafale-M giành thắng lợi lớn trước F/A-18 Super Hornet và MiG-29K

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tiêm kích Rafale-M của Pháp sẽ được triển khai trên tàu sân bay INS Vikrant của Ấn Độ. Đây là những gì tờ EurAsian Times thông báo.

Tiêm kích Rafale-M do Pháp sản xuất
Tiêm kích Rafale-M do Pháp sản xuất

Hải quân Ấn Độ đang tổ chức một cuộc đấu thầu nhằm lựa chọn máy bay chiến đấu cho tàu sân bay mới của nước này, được biết có 3 ứng viên sáng giá là Mikoyan MiG-29K của Nga, Dassault Rafale-M do Pháp chế tạo và Boeing F/A-18 E/F Super Hornet đến từ Mỹ.

Tuy nhiên đại diện của Nga không có cơ hội, các nguồn tin từ Ấn Độ đã khẳng định điều đó từ ít nhất là một năm nay. Hai đối thủ chính vẫn là tiêm kích của Pháp và Mỹ.

F/A-18E/F Super Hornet từ lâu đã được cho là có lợi thế lớn so với đối thủ Rafale-M. Trước hết là vào năm 2021, Boeing đã đạt được lợi thế đáng kể.

Các kỹ sư Mỹ đã điều chỉnh để chiếc Super Hornet lần đầu tiên cất cánh từ một đường băng ngắn kiểu nhảy cầu. Đây là thành tựu quan trọng vì tàu sân bay Vikrant của Ấn Độ có thiết kế chính xác như vậy. Sau đó vào ngày 15/6/2022, F/A-18 lại thực hiện một cuộc cất - hạ cánh ngắn trong tình trạng mang theo 2 tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon.

Washington đang cố gắng xóa bỏ ảnh hưởng của Nga tại khu vực Nam Á. Ấn Độ là trọng tâm đối với kế hoạch của các chính trị gia Mỹ, nhưng một số trở ngại phát sinh không có lợi cho Boeing.

Tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet do Mỹ sản xuất.

Tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet do Mỹ sản xuất.

Thực tế là phần lớn vũ khí của Ấn Độ được chế tạo dựa trên tiêu chuẩn Nga. Điều này áp dụng cho cả thiết giáp, đạn dược cũng như máy bay chiến đấu. Ví dụ tiêu biểu: Ấn Độ đang sản xuất tiêm kích Su-30MKI và tên lửa chống hạm PJ-10 BrahMos dựa trên thiết kế của Nga.

Mặt khác, Pháp có nhiều ảnh hưởng tại Ấn Độ hơn Mỹ, Paris rất linh hoạt trong việc bán vũ khí của mình. Điển hình là Washington gặp khó khăn đối với việc hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Cho đến nay, họ chưa đưa ra dấu hiệu nào cho thấy New Delhi sẽ được phép tham gia sản xuất F/A-18E/F Super Hornet.

Ấn Độ muốn mọi thứ được sản xuất cho quân đội nước này ít nhất phải có 50% nguồn gốc trong nước. “Make in India” là một chương trình của chính phủ được chính quyền New Delhi tuân thủ nghiêm ngặt.

Với diễn biến trên không khó hiểu vì sao Rafale-M nắm giữ lợi thế lớn. Cho dù vì cuộc chiến Ukraine hay bởi hiệu suất không đạt yêu cầu của MiG-29K, New Delhi rõ ràng không sẵn sàng mua máy bay chiến đấu Nga.

Việc lựa chọn Pháp giúp Ấn Độ không chỉ nhìn thấy một lối thoát khỏi tình huống khó chịu khi phải phụ thuộc quá nhiều vào Nga, mà họ còn có được một máy bay chiến đấu chất lượng rất cao.

Không quân Ấn Độ hiện có 36 chiếc Rafale phiên bản cất hạ cánh thông thường trong biên chế. Năm 2021, Ấn Độ đã mua 24 tiêm kích Mirage 2000 đã qua sử dụng của Pháp. Nhìn thấy cơ hội định vị lại thị trường, Paris đã đồng ý giúp New Delhi sản xuất động cơ máy bay trực thăng.

Như vậy, Ấn Độ đã nhận chuyển giao công nghệ của Pháp trong một lĩnh vực khá nhạy cảm và sử dụng nhiều lao động, họ còn giải quyết được vấn đề về động cơ đẩy đối với trực thăng hạng nhẹ Mk III sản xuất trong nước.

Một thực tế khác cần được lưu ý cũng rất có lợi cho Paris. Máy bay chiến đấu nội địa của Ấn Độ - chiếc Tejas với thiết kế "đậm chất Pháp". Không có gì bí mật khi bí quyết của Pháp được tích hợp vào tiêm kích Ấn Độ, cũng như một số bộ phận đặc thù.

Việc mua 36 chiếc Rafale là bước đi chiến lược của New Delhi. Những chiến đấu cơ này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn J-20, J-10 và J-11 của Trung Quốc.

Điều tương tự cũng xảy ra với Pakistan - quốc gia không chỉ đang ráo riết nâng cấp không quân của mình thông qua tiêm kích Trung Quốc, mà còn cùng nhau sản xuất chiếc JF-17.

Tiêm kích hạm Rafale-M có lợi thế lớn khi Ấn Độ đang vận hành 36 chiếc phiên bản cất hạ cánh thông thường.

Tiêm kích hạm Rafale-M có lợi thế lớn khi Ấn Độ đang vận hành 36 chiếc phiên bản cất hạ cánh thông thường.

Tuy nhiên cần lưu ý đây là thông tin do tờ EurAsian Times đưa ra sau khi tham khảo một số nhân vật giấu tên, Bộ Quốc phòng Ấn Độ chưa phát đi thông báo chính thức, vì vậy cơ hội để F/A-18 lật ngược tình thế vào phút chót vẫn còn.

Mỹ tiếp tục là nhà cung cấp linh kiện và phụ tùng cho ngành công nghiệp vũ khí của Ấn Độ. Tập đoàn Lockheed Martin gần đây còn chọn quốc gia Nam Á này để xây dựng nhà máy sản xuất cánh cho tiêm kích F-16. Cơ sở tại Ấn Độ được kỳ vọng sẽ đóng vai trò chính trong việc cung cấp phụ tùng thay thế trên toàn thế giới cho các nhà khai thác F-16.

Nhìn chung dù chọn F/A-18E/F Super Hornet hay Rafale-M, Hải quân Ấn Độ vẫn sẽ có một máy bay chiến đấu chất lượng rất cao.

Theo EurAsian Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiểu lầm là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại hôn nhân. (Ảnh: ITN).

'Kẻ thù giấu mặt' phá hoại hôn nhân

GD&TĐ - Hôn nhân, sự kết hợp giữa tình yêu và sự cam kết thường phải đối mặt với những thách thức có thể làm suy yếu sự ổn định của nó.