Chuyện khó tin hệ thống Buk-M1 Ukraine sẽ phóng tên lửa RIM-7 Sea Sparrow Mỹ

GD&TĐ - Để giải quyết tình trạng thiếu hụt tên lửa cho các tổ hợp Buk-M1 của Ukraine, hệ thống này sẽ được điều chỉnh để phóng đạn RIM-7 Sea Sparrow.

Chuyện khó tin hệ thống Buk-M1 Ukraine sẽ phóng tên lửa RIM-7 Sea Sparrow Mỹ

Ngoài xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley đã được chờ đợi từ lâu, trong gói hỗ trợ quốc phòng mới từ Hoa Kỳ, Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) cũng sẽ nhận được các tên lửa mới giúp đánh bại phương tiện tấn công đường không, đặc biệt là để chống lại tên lửa hành trình của Quân đội Nga, thông tin này do tờ Politico cung cấp.

Cụ thể, chúng ta đang nói về tên lửa phòng không RIM-7 Sea Sparrow dẫn đường bằng radar. Tuy nhiên vào thời điểm hiện tại, chính xác có bao nhiêu tên lửa loại này và phiên bản nào sẽ được chuyển giao vẫn còn là bí mật.

Liên quan đến những tên lửa mới, cần phải lưu ý đến yếu tố đó là loại đạn dẫn đường nói trên được thiết kế để lắp đặt trên tàu hải quân và cho đến nay, lực lượng duy nhất có vũ khí này để triển khai từ các bệ phóng trên mặt đất là Đài Loan (Trung Quốc) khi vùng lãnh thổ sử dụng chúng như một phần của hệ thống phòng không Skyguard - khoảng 500 quả đạn đã được bàn giao vào năm 1991.

Theo giới phân tích, Ukraine sẽ là lực lượng vũ trang thứ hai bố trí loại đạn đánh chặn này trên mặt đất, AFU sẽ tiến hành điều chỉnh các bệ phóng Buk-M1 thời Liên Xô hiện có để bắn Sea Sparrow, đây rõ ràng là một sự kết hợp vô cùng độc đáo.

Trước đó với sự trợ giúp từ phương Tây, Không quân Ukraine đã tích hợp thành công tên lửa chống radar AGM-88 HARM do Mỹ cung cấp vào tiêm kích MiG-29, chưa rõ Kyiv sẽ phải làm thế nào để bắn RIM-7 Sea Sparrow từ bệ phóng Buk-M1, vì phương thức tác chiến của hai loại đạn nói trên là rất khác nhau.

Mặc dù vậy đây thực sự là một tin rất tích cực, bởi vì có rất nhiều tên lửa như vậy trong kho dự trữ tại Mỹ, và điều này trước hết sẽ giải quyết một trong những câu hỏi nhức nhối về tình trạng thiếu đạn cho các hệ thống phòng không thời Liên Xô mà Ukraine đang vận hành, đặc biệt khi vũ khí trên theo đánh giá có thể bắn hạ cả máy bay và tên lửa hành trình mà Quân đội Nga đang sử dụng.

Khai hỏa tên lửa phòng không RIM-7 Sea Sparrow từ tàu chiến của Hải quân Mỹ.

Khai hỏa tên lửa phòng không RIM-7 Sea Sparrow từ tàu chiến của Hải quân Mỹ.

Đối với RIM-7 Sea Sparrow, hệ thống này do Raytheon và General Dynamic sản xuất, được phát triển từ đầu những năm 1960 dựa trên tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow, và sau một loạt nâng cấp, nó là thành phần quan trọng của lưới lửa phòng không bảo vệ các tàu chiến Mỹ.

Đặc điểm kỹ chiến thuật cơ bản của tên lửa RIM-7 Sea Sparrow như sau: khối lượng 230 kg, trong đó 40,5 kg là đầu đạn nổ mạnh. Đạn đánh chặn có chiều dài 3,64 m, đường kính 0,203 m, có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1,5 đến 30 km, trong dải độ cao từ 6 m đến 15.240 m với tốc độ hơn Mach 3,5.

Đáng chú ý là Hải quân Mỹ còn có tên lửa RIM-162 ESSM, đây là bước phát triển xa hơn của RIM-7 Sea Sparrow, nó cho phép tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới 50 km, không loại trừ khả năng đây mới thực sự là loại đạn đánh chặn sẽ được tích hợp vào bệ phóng Buk-M1 của Ukraine.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.