Thuyết Vụ nổ lớn bị thay thế?

GD&TĐ - Thuyết Vụ nổ lớn (Big Bang) – thuyết phổ biến nhất về sự hình thành vũ trụ, chứa nhiều sự giản lược. Tuy nhiên, chúng ta vẫn trung thành với thuyết này, bởi đơn giản là không có gì để thay thế nó. Thế nhưng, hóa ra, có các nhà khoa học “có đủ dũng khí” để đưa ra những thuyết mới.

Thuyết Vụ nổ lớn bị thay thế?

Trong số các nhà khoa học đó, chắc chắn có Niayesh Afshordi (Viện Vật lý lý thuyết Perimeter, Canada), Rajesh Purhasan và Robert Mann (ĐH Waterloo, Canada). Theo thuyết của họ, sự bùng nổ của cái gọi là điểm kỳ dị không thể tạo ra vũ trụ. Ba nhà khoa học này cho rằng có nhiều hiện tượng và quan sát mà thuyết Vụ nổ lớn không thể giải thích được.

Theo thuyết Vụ nổ lớn, vũ trụ hình thành thông qua sự giãn nở của điểm kỳ dị (mật độ vật chất vô cùng lớn). Tuy nhiên không ai biết trước đó là cái gì. Các nhà vật lý và vật lý thiên văn tranh cãi về chuyện tại sao lại có một thứ gì đó hình thành từ hư vô. Hơn nữa, các vấn đề, chẳng hạn như nhiệt độ ổn định của không gian vũ trụ đã không giúp hiểu sự việc một cách dễ dàng.

Theo các định luật Vật lý, vũ trụ với tuổi đời 13,8 tỷ năm, không thể đạt tới sự cân bằng nhiệt. Vậy mà vũ trụ đã đạt tới trạng thái đó! Như vậy, hoặc là thuyết Vụ nổ lớn có điểm sai, hoặc là chúng ta không thấy hết được bối cảnh ảnh hưởng đến hiện trạng này.

Giải thích sự bất thường nhiệt độ có thể dựa trên quan điểm cho rằng trong những thời khắc tồn tại đầu tiên vũ trụ giãn nở nhanh hơn so với vận tốc ánh sáng. Điều đó giúp giải thích, tại sao các phép đo cho kết quả khác với giả định ban đầu. Ngoài ra, một số nhà vật lý thiên văn khẳng định, vũ trụ non trẻ là không đồng nhất, thậm chí hỗn loạn. Vì thế sự giãn nở đồng nhất của vũ trụ ra các hướng là ít có cơ hội xảy ra.

Thuyết mới đề xuất sự tồn tại của những ngôi sao 4 chiều, có thể sụp đổ như những ngôi sao 3 chiều tương ứng. Các ngôi sao 4 chiều có thể bùng nổ như các siêu tân tinh, gây ra sự giãn nở mà các nhà khoa học quan sát được. Liên quan đến việc ấy, các nhà khoa học nhận thấy khởi đầu vũ trụ không phải là vụ nổ mà là sự sụp đổ của ngôi sao 4 chiều lớn, tạo ra siêu lỗ đen.

Nói một cách khác, các nhà khoa học đề xuất Vụ nổ lớn cần được xem là kết quả của một thảm họa ở chiều kích cao hơn. Vũ trụ mà chúng ta coi là vô hạn, chỉ là sự nhiễu loạn của siêu lỗ đen hoặc một đối tượng lý thuyết khác. Siêu lỗ đen hình thành do kết quả của sụp đổ sao có thể có chân trời sự kiện riêng, làm thành cầu nối giữa phần bên trong và môi trường bên ngoài lỗ đen.

Trong vũ trụ 3 chiều, chân trời sự kiện có diện tích 2 chiều, thế nhưng trong vũ trụ 4 chiều, nó có thể có hình siêu cầu. Sự giãn nở của vũ trụ có thể là hiệu ứng của sự giãn nở siêu cầu này trong không gian 3 chiều.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.