Tin đồn
Tin này đã phải rút xuống ngay lập tức vào ngày hôm sau. Ngoài ra còn có các thông tin sai lệch như một người phụ nữ Hồi giáo bước ra khỏi cuộc tấn công khủng bố
Westminster nhìn vào điện thoại của mình, các bài viết với tiêu đề “Nữ hoàng ủng hộ Brexit”, hay các chương trình âm mưu của Nga.
Trường ĐH Endinburgh phát hiện ra rằng hơn 400 tài khoản Twitter bị cho là đã được sử dụng như công cụ tuyên truyền của người Nga trong quá trình trưng cầu dân ý, trong khi Facebook cho rằng điều này thực sự có xảy ra, nhưng không công bố con số chính thức mà chỉ đơn giản nói rằng con số này không đáng kể. Dù sao đi nữa, đó cũng là những mô tả ban đầu về các quảng cáo ủng hộ Trump của Nga, mà sau này được tiết lộ là đã đạt 126 triệu người. 139 triệu người đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2016 của Mỹ. Vấn đề có hay không việc sử dụng tin tức giả mạo hay sự can thiệp của Nga trong cuộc trưng cầu dân ý không còn là vấn đề để tranh luận nữa, mà nó là một thực tế đơn giản. Nhưng câu hỏi vẫn còn về mức độ của nó, ảnh hưởng của nó và những người đã tham gia, thì vẫn còn chưa được giải quyết.
Hạn chế cử tri
Trước, trong và sau cuộc bỏ phiếu, cả hai phe đều chỉ trích chính phủ Anh về việc ức chế cử tri. Hầu hết giới trẻ, hay nói cách khác là phần còn lại của cử tri, bao gồm 175.000 người đã mất phương hướng và không hề hay biết rằng cuộc bỏ phiếu diễn ra ngay sau lễ hội Glastonbury nổi tiếng. Những người theo chủ nghĩa hoài nghi như ông Steve Baker đã bác bỏ thuyết âm mưu về sự đàn áp. Tuy nhiên, lại úp mở bằng cách nói rằng chính phủ chưa bao giờ có thể khởi động một âm mưu nào đó. Cả hai phe cũng cáo buộc chính phủ và sau này là tin tặc nước ngoài, về việc đã trang web đăng ký cử tri đã bị đánh sập trong những giờ cuối cùng. Cơn sốt vào phút cuối chủ yếu là do các cử tri trẻ đăng nhập, mặc dù chính phủ kéo dài thời hạn 48 giờ sau vụ sập trang web.
Những người Anh sinh sống ở nước ngoài thì cảm thấy bất mãn, vì bất kỳ ai sống ngoài nước Anh hơn 15 năm đều không được phép bỏ phiếu. Trong khi đây là luật trước khi cuộc bầu cử diễn ra, luật này đã được kêu gọi thay đổi, nhưng sự thay đổi chưa hề được tiến hành. Phải chăng vì người di cư Anh sẽ ủng hộ việc nước Anh ở lại với EU, nhất là để họ ổn định trong việc sống và làm việc ở nước ngoài. Có lẽ đó cũng là lý do tại sao 72% trong số những người ủng hộ nước Anh ở lại EU đã đưa ra những thách thức pháp lý kể từ cuộc bỏ phiếu.
(Còn tiếp)