Thuyền cổ phát hiện ở Bắc Ninh được bảo tồn thế nào?

GD&TĐ - Ngoài việc tìm phương án bảo tồn, thông tin hai chiếc thuyền cổ phát hiện ở Bắc Ninh cần sớm được ra quốc tế để nhận được sự hỗ trợ về chuyên môn.

Thuyền cổ phát hiện ở Bắc Ninh được bảo tồn thế nào?

Sau gần một tháng khai quật hai con thuyền cổ tại khu phố Công Hà (phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), Sở VH,TT&DL Bắc Ninh đã phối hợp Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đầu bờ nhằm tìm giải pháp bảo tồn.

Theo TS. Phạm Văn Triệu, Phó trưởng phòng Khảo cổ học lịch sử (Viện Khảo cổ học), người chủ trì công tác khai quật cho rằng, do thuyền ngâm trong nước quá lâu nên gỗ rất mềm, nếu tháo rời từng bộ phận để vận chuyển thì không giữ được hiện trạng.

TS. Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhận định, nếu tháo dỡ các bộ phận, di chuyển 2 chiếc thuyền về bảo tàng thì khó giữ được hiện trạng và hình dáng ban đầu.

thuyen-bac-ninh-2.jpg
Các chuyên gia cho biết chốt ghép ván được ghim cố định bằng hai chốt tròn ở hai đầu.

“Nếu không có cách thức bảo tồn phù hợp sẽ khó giữ được hiện trạng, đặc biệt trong điều kiện khí hậu hiện nay, việc bảo tồn gỗ là một bài toán khó. Do đó, bảo tồn tại chỗ hay còn gọi "bảo tàng hóa" là phương án hợp lý nhất”, ông Đoàn nêu ý kiến.

PGS.TS Bùi Minh Trí - Phòng Khảo cổ học dưới nước (Viện Khảo cổ học), đề xuất phương án bảo tồn 2 chiếc thuyền cổ tại chỗ theo 2 cách. Thứ nhất là lấp khu vực khảo cổ, đóng lại di tích để bảo tồn nguyên trạng dưới lòng đất, tái hiện hình ảnh 3D phía trên, trong khi con thuyền nằm dưới lòng đất.

Thứ 2, xây dựng hệ thống bể ngâm 2 con thuyền dưới nước, ứng dụng công nghệ giới thiệu di tích, du khách có thể đến xem trực tiếp.

thuyen-co-3.jpg
Hiện trường khai quật khảo cổ 2 chiếc thuyền tại Bắc Ninh.

PGS.TS Lê Thị Liên - nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu khảo cổ học dưới nước (Viện Khảo cổ học), đồng tình phương án lấp di tích, tái hiện hình ảnh 3D để quảng bá đến du khách.

Tại hội thảo đầu bờ, đa số các ý kiến cũng đồng ý với đề xuất phương án “bảo tàng hóa” tại chỗ, nhằm mục đích giữ gìn tốt nhất hiện vật.

TS. Nguyễn Văn Đáp - Phó giám đốc Sở VH,TT&DL Bắc Ninh cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp các nhà khoa học để triển khai nghiên cứu cấu trúc của thuyền, đánh giá vai trò di sản để từ đó có giải pháp bảo tồn cụ thể.

Bên cạnh đó, thông tin về 2 chiếc thuyền cổ cần sớm được ra quốc tế để có thể nhận được sự hỗ trợ về chuyên môn và kỹ thuật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quân đội Nga tại Kursk.

'Họ chạy trốn và bỏ lại mọi thứ'

GD&TĐ - Khu vực tỉnh Kursk gần như đã được giải phóng hoàn toàn khỏi Lực lượng vũ trang Ukraine và Kiev đã bỏ lại gần như mọi thứ trên đường rút chạy.

Alisa sẽ nhận hai bằng cao đẳng trong lễ tốt nghiệp tháng tới.

Cô bé 10 tuổi nhận 2 bằng cao đẳng

GD&TĐ - Alisa Perales, 10 tuổi đến từ thành phố San Bernardino, California, Mỹ, trở thành người trẻ nhất tốt nghiệp Trường Cao đẳng Crafton Hills.

Giáo viên nhà trường hưởng ứng Tuần lễ áo dài.

Những ‘cô Tấm’ ở bản Suối Voi

GD&TĐ - Ở biên viễn Mường Nhé, những “cô Tấm” của trường Mầm non Leng Su Sìn đang ngày ngày viết nên hành trình vượt khó, bền bỉ gieo chữ...