Thường xuyên uống sữa đậu nành phải tuyệt đối tránh 6 điều này trước khi quá muộn

GD&TĐ - Đừng nghĩ rằng việc uống sữa đậu nành là đơn giản và không cần băn khoăn về cách uống của mình có gây hại gì cho sức khỏe hay không. Đã có những trường hợp ngộ độc khi uống sữa đậu nành sai cách, điều này không chỉ gây hại sức khỏe mà còn đe dọa tính mạng.

Thường xuyên uống sữa đậu nành phải tuyệt đối tránh 6 điều này trước khi quá muộn

Tác dụng của sữa đậu nành với sức khỏe

Thường xuyên uống sữa đậu nành phải tuyệt đối tránh 6 điều này trước khi quá muộn ảnh 1

Sữa đậu nành được coi như một loại thực phẩm lành mạnh cho cơ thể con người. Sữa đặc biệt tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não trẻ. Thành phần chính trong sữa là Protein có hàm lượng rất cao khiến cho loại thực phẩm này trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng trong cuộc sống.

Sữa đậu nành và sản phẩm thực phẩm từ đậu nành không những giàu chất đạm mà còn không chứa cholesterol, chứa rất ít chất béo no và giàu chất xơ. Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên dùng sữa đậu nành đề phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu... Dầu đậu nành là một trong vài loại dầu ăn hiếm hoi có chứa nhiều aLNA và có tỷ lệ omega3, omega6 rất tốt.

Để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, chúng ta nên sử dụng đậu nành hàng ngày. Tuy nhiên, khi uống sữa đậu nành bạn cần tránh những sai lầm gây hại cho sức khỏe sau:

1. Sữa đậu nành phải nấu chín thật kỹ trước khi uống

Thường xuyên uống sữa đậu nành phải tuyệt đối tránh 6 điều này trước khi quá muộn ảnh 2

Nghiên cứu cho thấy, sữa đậu nành sống có chứa một thành phần nguy hiểm, được gọi là “saponin”, nó có thể gây nhiễm độc, dẫn đến buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Ngoài ra, trong sữa đậu nành sống còn có chất chống trypsin, chất này có khả năng làm dạ dày bị giảm tiêu hóa protein, chỉ khi đun nóng đến 100 ℃ chất này mới có thể bị tiêu hủy. Vì thế, riêng sữa đậu nành cần phải đun sôi hoàn toàn trước khi uống.

Để an toàn nhất, bạn nên đun sữa sôi hẳn 100 độ, sau đó giảm nhỏ lửa và đun thêm 5 phút mới có thể sử dụng. Không chỉ phải đun sôi sữa, khi nấu sữa cũng phải mở vung (nắp) nồi để cho chất độc hại trong sữa bốc hơi cùng với hơi nước.

2. Không được uống sữa đậu nành khi đói

Nếu bạn uống sữa đậu nành khi đói, hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, có thể không phát huy tác dụng thuốc bổ. Bạn có thể ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa, chẳng hạn như bánh mì, bánh ngọt bánh mì hấp... Do đó, dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể.

Ngoài ra, đậu nành chưa nấu chín có chứa một số chất không có lợi cho cơ thể như saponin hormone và lectin… Do đó, tốt nhất chỉ uống sữa đậu nành khi đã nấu chín và những người uống sữa đậu nành thường xuyên nên bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm để tránh thiếu chất.

3. Không pha sữa đậu nành với đường nâu

Thường xuyên uống sữa đậu nành phải tuyệt đối tránh 6 điều này trước khi quá muộn ảnh 3

Thêm một số đường nâu vào sữa đậu nành có thể làm cho nó có mùi vị ngọt ngào và thơm. Tuy nhiên, đường nâu có chứa một số axit hữu cơ, nó sẽ kết hợp với protein trong sữa và sản xuất một số chất, nó sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành.

4. Không uống sữa đậu nành với trứng

Theo thói quen, nhiều người thích cho trứng vào sữa đậu nành, và nghĩ rằng nó có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, một thói quen như vậy là không khoa học. Bởi vì trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

5. Không được uống cùng với thuốc

Sữa không được uống cùng với thuốc kháng sinh như erythromycin, bởi vì cả hai sẽ đối kháng tạo ra phản ứng hóa học, phá hoại chất dinh dưỡng trong sữa, thậm chí gây ra tác dụng phụ, nguy hiểm sức khỏe.

Thời gian uống sữa nên cách xa thời gian uống thuốc kháng sinh tốt nhất trong vòng một giờ trở lên.

6. Không nên để sữa trong bình giữ nhiệt

Sữa đựng trong bình giữ nhiệt có môi trường chân không, khi có nhiệt độ thích hợp sẽ “ủ” ấm cho vi khuẩn sinh sôi. Sau 3-4 giờ sẽ làm suy giảm chất lượng sữa.

Những trường hợp không nên uống sữa đậu nành

Đậu nành chứa các chất có khả năng gây ức chế, saponin hormone và lectin. Đây không phải là những chất có lợi cho cơ thể con người. Nếu uống sữa đậu nành trong thời gian dài có thể gây ra hiện tượng thiếu kẽm.

Dù đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng sữa đậu nành không phải là món đồ uống phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi. Phụ huynh nuôi con nhỏ nên đặc biệt lưu ý.

Trong sữa đậu nành có chứa raffinose, rhamnose, và oligosaccharides stachyose – chất không dễ được hấp thụ, nếu ăn vào cơ thể sẽ gây lên men trong ruột kết, sinh ra 1 số vi khuẩn có hại, gây ra khó chịu, đầy hơi.

Sữa đậu nành cũng là một loại thực phẩm lạnh, vì vậy những người mắc triệu chứng bệnh gout, mệt mỏi, suy nhược, tinh thần mệt mỏi thì không nên uống sữa.

Ngoài ra, người bị viêm dạ dày cấp tính và mãn tính cũng được khuyên không nên ăn các sản phẩm đậu nành nhiều, để tránh kích thích dạ dày tiết acid, gây đầy hơi.

Theo Giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ