Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về 'tâm huyết của gia đình'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trong suốt hơn hai năm xây dựng bảo tàng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - con trai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh quán xuyến mọi công việc.

Bảo tàng trưng bày hơn 300 ảnh, 220 hiện vật, 150 tài liệu giấy, 130 pho tượng đồng gắn với những dấu mốc quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: TG.
Bảo tàng trưng bày hơn 300 ảnh, 220 hiện vật, 150 tài liệu giấy, 130 pho tượng đồng gắn với những dấu mốc quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: TG.

Trong suốt hơn hai năm xây dựng bảo tàng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – con trai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh quán xuyến mọi công việc, từ thiết kế không gian đến trưng bày hiện vật.

“Khi bắt đầu có kế hoạch xây dựng bảo tàng, rất nhiều người đã đến giúp chúng tôi bằng những hiện vật, tài liệu vô giá, không tiền nào có thể mua được…”, ông Nguyễn Chí Vịnh xúc động trò chuyện với Báo Giáo dục&Thời đại.

- Ông có thể chia sẻ về những tâm huyết của gia đình khi lên kế hoạch và triển khai thực hiện việc xây dựng bảo tàng?

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Bảo tàng này đúng là tâm huyết của gia đình chúng tôi. Nhưng nếu nói đây là toàn bộ công sức và sức lao động của gia đình là không chính xác mà chúng tôi chỉ có tâm huyết từ đầu và có được cơ sở vật chất tối thiểu.

Bảo tàng sẽ trở thành vô nghĩa nếu không có các hiện vật, tư liệu và sau này nếu không có những công trình nghiên cứu, các bài viết về con đường cách mạng Việt Nam từ những năm 1930, trong đó có ông Nguyễn Chí Thanh thì không ai có thể làm được một bảo tàng, dù nhỏ.

Nói như thế để thấy khi chúng tôi bắt đầu có kế hoạch xây dựng bảo tàng, rất nhiều người đã đến giúp bằng những tài sản vô giá, không tiền nào mua được. Đó là các tư liệu, thậm chí là các tư liệu gốc, hình ảnh; các bài viết, kỷ vật của bố tôi.

Đồng thời, trong khi tiến hành xây dựng và thiết kế bảo tàng, chúng tôi nhận được ý kiến đóng góp của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam về bảo tàng như: Dương Phước Thu, Nguyễn Huy Hùng (Huế); Dương Trung Quốc, Nguyễn Văn Huy (Hà Nội)…

Đặc biệt là sự giúp đỡ của các bảo tàng quân đội như Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Thừa Thiên - Huế và rất nhiều cựu chiến binh trong quá trình cung cấp tư liệu. Vì thế hôm nay mới có được một Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, rất phong phú về tư liệu, có thể nói là tự chúng tôi cũng thấy tự hào.

Có một điểm đáng chú ý là bố tôi đi xa gần 60 năm mà vẫn sưu tầm, chuẩn bị được hàng trăm hiện vật như thế này không phải dễ. Tôi luôn có lời cảm ơn tới tất cả những người đã giúp chúng tôi xây dựng nên không gian lịch sử, văn hóa đặc biệt này.

- Gia đình ông có những kế hoạch gì để thu hút sự quan tâm của công chúng, đưa bảo tàng thành địa chỉ đỏ cho thế hệ sau đến tìm hiểu, học tập?

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh chỉ có mong ước đó thôi. Đầu tiên là lưu giữ kỷ vật, những kỷ vật có ý nghĩa, không phải nói về ông Thanh mà nói toàn bộ quãng đời cách mạng mà ông tham gia, là lịch sử của đất nước, của Đảng, của quân đội.

Vì thế, chúng tôi chỉ mong muốn làm sao có thể truyền lại cho thế hệ trẻ qua các hoạt động như: Lưu giữ tư liệu và phát huy phong phú hơn; tăng cường chăm lo cho khách đến tham quan; tham gia các hoạt động xã hội; tuyên truyền đến giới trẻ thông qua khuyến học, hỗ trợ các bạn ấy tìm hiểu về lịch sử của đất nước. Đó là mong muốn rất lớn của chúng tôi và đã được thể hiện cụ thể trong kế hoạch hoạt động.

Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở Huế thành lập được một năm. Trong thời gian đó, chúng tôi đã đón tiếp hơn 7 nghìn khách, trong đó có nhiều đoàn là các em thiếu niên, học sinh, sinh viên. Chúng tôi rất mừng khi thấy các em quan tâm đến lịch sử. Chúng tôi mong muốn đóng góp thêm một phần để các em hiểu về lịch sử quê hương, đất nước.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dù nhận thêm loạt vũ khí mới nhưng Ukraine chưa thể ngăn được đà tiến của quân đội Nga.

Đột phá Semyonovka mang đến cơ hội nào?

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga hôm 29/4 thông báo quân đội từ Trung tâm Battlegroup đã hoàn thành việc kiểm soát khu định cư Semyonovka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
Một góc quần đảo Nam Du. Ảnh: TG

Dạy học nơi đầu sóng

GD&TĐ - Quần đảo Nam Du gồm hơn 20 đảo lớn, nhỏ nằm sát nhau, thuộc sự quản lý của 2 xã: An Sơn và Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang).