Trên trang web chuyên về vật thể lạ của Anh, UFO Sightings Daily mới đây đã đăng tải hình ảnh chụp từ Sao Hỏa và cho rằng tồn tại một loài động vật 4 chân hay một chú gấu con trên Sao Hỏa.
Theo đó, Scott C.Waring - một cây viết của UFO Sightings Daily đã cố gắng thuyết phục người xem vật thể này chính là một chú gấu nhỏ.
Scott C,Waring cho biết, ông kiểm tra những bức hình do robot thám hiểm tự hành Curiosi của NASA gửi về hàng ngày và vô cùng bất ngờ khi thấy hình ảnh URL mà NASA ghi lại lần này.
Khác với những hình ảnh trước như quan tài, chú cua nhỏ, kim tự tháp... ẩn giữa các tảng đá - bức hình lần này cho thấy vật thể này là một chú gấu nhỏ.
Có nhiều thông tin cho rằng, trên Sao Hỏa tồn tại bức tượng Phật...
... một chú cua...
... và lần này là một "chú gấu nhỏ". Bức ảnh chụp được từ URL của NASA có thể là sinh vật sống?
Scott C Waring chia sẻ: "Hình ảnh ghi lại cho thấy xuất hiện một phần bóng tối xung quanh cơ thể của vật thể, điều đó chứng tỏ đây không phải là một bức tượng mà là một sinh vật sống".
Sau khi thêm màu sắc vào, hình ảnh về "chú gấu nhỏ" trên Sao Hỏa càng trở nên rõ nét hơn. Nhưng liệu rằng, thật sự có tồn tại một chú gấu nhỏ trên Sao Hỏa?
Tuy nhiên trên thực tế, nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bạn được thông báo về việc tồn tại hình ảnh như mặt người, tượng Phật... trên khung cảnh mang tính trừu tượng cao (như mây, núi đá…) sẽ khiến não bộ của chúng ta sẽ tin vào điều này. Và hiển nhiên khi nhìn vào ảnh bạn sẽ nhìn thấy đúng những gì như bạn tin tưởng.
Giới khoa học đã đưa ra lời giải cho việc nhìn thấy những hình ảnh kỳ lạ ở những nơi không ngờ đến chính là hiện tượng Pareidolia.
Theo các nhà khoa học, hiện tượng Pareidolia xảy ra khi một người nghĩ rằng mình đang thấy một khuôn mặt, suy nghĩ đó sẽ đánh thức một vùng não chịu trách nhiệm phân tích và nhận diện khuôn mặt.
Hiểu đơn giản, Pareidolia xuất hiện khi ta nhìn thấy hình ảnh hoặc nghe một âm thanh, trí não ta ngay lập tức nhận thấy hình ảnh hoặc âm thanh quen thuộc ở đó. Suy nghĩ này sẽ đánh thức vùng não chịu trách nhiệm và nhận diện vật thể đó trong khi thực tế không hề có.
Ví dụ điển hình cho hiện tượng này, đó là việc bạn có thể nhìn thấy nhiều hình ảnh khác nhau như khuôn mặt, chú ngựa... khi ngắm mây.
Để hiểu hơn về hiện tượng này, các chuyên gia đã tiến hành một nghiên cứu với 20 người đàn ông và yêu cầu họ quan sát loạt hình ảnh được làm mờ - một bức ảnh người đàn ông dễ nhìn, một bức thì khó hơn. Hai bức ảnh khác lại cho thấy loạt chữ cái - một bức dễ nhìn và một bức khó nhìn. Bức ảnh cuối cùng hoàn toàn là ảnh đen trắng và có một vết bẩn ở trên.
Các thí nghiệm được tiến hành riêng biệt với mỗi nhóm ảnh và cách nhau một tuần. Những người tham gia sử dụng hai nút bấm, bấm nút I khi nhìn thấy khuôn mặt hay chữ cái, và bấm nút còn lại khi họ không thấy gì.
Sau thí nghiệm này, những người tham gia lại được cho xem một loạt những hình ảnh khác và được cho biết trước, một nửa trong số này có hình của khuôn mặt hay chữ cái. Tuy nhiên lần này những hình ảnh được bí mật làm mờ. Họ lại được yêu cầu bấm nút để xác định liệu mình có nhìn thấy gì không.
Kết quả là, 34% số người tham gia thí nghiệm cho biết mình nhìn thấy những khuôn mặt và 38% nhìn thấy các chữ cái, dù trong hình ảnh mà họ được xem hoàn toàn không có khuôn mặt hay chữ cái nào.
Thí nghiệm cho thấy mọi người có xu hướng tự tạo ra hình ảnh khi tìm kiếm những vật thể có thể xác định trong một chuỗi hình ảnh ngẫu nhiên.
Nói cách khác, việc chúng ta kỳ vọng nhìn thấy một vật thể gần với chú gấu có thể khiến não chúng ta xử lý thông tin và tạo ra một hình ảnh rất giống một chú gấu, dẫn đến một cảm giác sai lầm.
Và giờ thì hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời - liệu có tồn tại hay không một chú gấu nhỏ trên Sao Hỏa.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - Bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ Korean Star - Sao Hàn (TPHCM) hoạt động trở lại sau loạt lùm xùm 2 ca tử vong và nhiều lần bị xử phạt.
GD&TĐ -Sức mạnh hải quân Iran sẽ được tăng cường bằng tàu sân bay không người lái Shahid Bagheri khi nó bắt đầu các cuộc thử nghiệm trên biển đầu tiên.
GD&TĐ - Ngày 15/12, Công an Kiên Giang ra quân thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
GD&TĐ -Thống đốc Vùng Belgorod ngày 14/12 cho biết, 1 bé trai 9 tuổi đã thiệt mạng, mẹ cùng em gái của bé bị thương trong vụ tấn công UAV vào khu vực này.
Sáng 15/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dâng hương tại Di tích lịch sử cấp quốc gia - Địa điểm thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ, TP Cần Thơ.
GD&TĐ - Thật may mắn, con người chúng tôi từ lâu đã học cách cùng chung sống với bạn bằng cách sáng chế ra nhiều thiết bị, đồ vật để giữ ấm cho cơ thể.