Thực hiện đầu tư công còn nhiều tồn tại, hạn chế cần được khắc phục

GD&TĐ - Theo ĐBQH, việc thực hiện đầu tư công thời gian qua đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nhưng  còn vướng mắc cần được tháo gỡ.

Đại biểu Âu Thị Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang.
Đại biểu Âu Thị Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, ngày 2/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 – 2025;…

Đóng góp ý kiến tại phiên họp, đại biểu Âu Thị Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang cho biết, từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ đã ban hành 2 Nghị quyết chuyên đề, 3 Chỉ thị và nhiều công điện, văn bản chỉ đạo về tập trung quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công.

Đồng thời, tổ chức các hội nghị với các địa phương để đánh giá công tác giải ngân vốn đầu tư công, thành lập các tổ công tác để thúc đẩy, kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Nhờ đó, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến mạnh mẽ.

Tuy nhiên, tình hình giải ngân vốn đầu tư công còn gặp khó khăn khi tình hình quốc tế, dịch bệnh cùng nhiều yếu tố tác động dẫn tới giá nhiên liệu, nguyên liệu tăng cao.

Một số quy định của pháp luật chưa đồng bộ, thống nhất, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, khiến các địa phương gặp lúng túng trong triển khai các dự án.

Đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan để sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Đầu tư công và các luật có liên quan.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị Chính phủ trình Quốc hội cho phép Hội đồng nhân dân cấp tỉnh áp dụng cơ chế đặc thù quyết định chuyển mục đích sử dụng đất lúa đất rừng theo đúng Kế hoạch sử dụng đất đã được Thủ tướng phê duyệt.

Từ đó, để thu gọn thủ tục, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

Trong khi đó, đại biểu Lê Hữu Trí - Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa nhận định, việc thực hiện đầu tư công thời gian qua đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc cần được sớm tháo gỡ.

đại biểu Lê Hữu Trí - Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa.

đại biểu Lê Hữu Trí - Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa.

Cần xác định nguyên nhân, hạn chế để đưa ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công. Đặc biệt là nguồn vốn đầu tư công cần tập trung vào việc xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia.

Vốn đầu tư công cần được thực hiện đúng mục đích, đạt hiệu quả, tránh lợi dụng nguồn vốn để trục lợi...

Theo đại biểu Lê Hữu Trí, trên tổng thể thì công tác đầu tư công vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, nhất là trong khâu tổ chức thực hiện từ công tác xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu đầu tư, công tác chuẩn bị đầu tư, phân bổ nguồn lực giải phóng mặt bằng, triển khai thi công và giải ngân.

Trình tự, thủ tục trong đầu tư công cũng như các quy định của pháp luật về đất đai, môi trường, đấu thầu, chi ngân sách khoáng sản còn nhiều vướng mắc.

Trong nhiều trường hợp, đó là điểm nghẽn, làm chậm công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công và giải ngân các dự án, công trình cần được sóng tháo gỡ. Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư còn phân

Đại biểu Lê Hữu Trí cho rằng, vấn đề quan trọng là việc đầu tư phải đúng mục tiêu, từng công trình dự án phải phát huy hiệu quả và bảo đảm chất lượng. Tránh tình trạng áp lực giải ngân bằng mọi giá.

Đồng thời, cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo đảm công tác đầu tư công đúng mục đích, đạt hiệu quả, ngăn chặn tình trạng lợi dụng đầu tư công để trục lợi, tham nhũng và gây lãng phí nguồn lực của đất nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ