Thực hiện chế độ, chính sách với học sinh học kỳ II năm học 2019-2020

GD&TĐ - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh ký ban hành văn bản số 4844/BGDĐT-GDĐT, phúc đáp công văn số 2210/SGDĐT-KHTC của Sở GD&ĐT Bình Định về thực hiện chế độ, chính sách đối với học sinh học kỳ II năm học 2019-2020.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Theo văn bản này, về thời gian thực hiện chính sách giáo dục đối với người khuyết tật, Bộ GD&ĐT cho biết: Người khuyết tật thuộc đối tượng quy định tại Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC của Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật thì được hưởng học bổng theo số tháng được quy định tại khoản 1, Điều 7 Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐTBLĐTBXH-BTC.

Cụ thể: “Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp được cấp học bổng 10 tháng/năm học; người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được cấp học bổng 9 tháng/năm học”.

Về thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính Phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, Bộ GD&ĐT cho biết:

Trong học kỳ II năm học 2019-2020, học sinh thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 116/2016/NĐ-CP được hưởng đủ chế độ, chính sách gồm: hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo (được quy định tại Điều 5, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP).

Thời gian hưởng được tính bằng thời gian học tập thực tế, gồm thời gian tổ chức học trực tuyến và thời gian học tập tại trường, đảm bảo nguyên tắc không vượt quá 9 tháng/ năm học/học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.