Thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững

GD&TĐ - Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 5 “Tài chính – kế toán thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững” diễn ra chiều 10/11 tại Hà Nội.

Các đại biểu tham dự hội thảo.
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Hội thảo do Học viện Tài chính phối hợp với Trường ĐH Tài chính – Marketing, Trường ĐH Tài chính - Kế toán, Trường ĐH Tài chính - Quản trị kinh doanh, Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính tổ chức.

Hội thảo thu hút đông đảo nhà khoa học của các trường đại học, Học viện, Viện nghiên cứu ở trong và ngoài nước tham gia. Ban tổ chức nhận được 140 bài viết; trong đó có 136 bài được đăng trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần này.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ – Giám đốc Học viện Tài chính ghi nhận, các bài viết tập trung phân tích, nhận định về kinh tế, tài chính, quản trị, nhân lực, kế toán và kiểm toán… với phát triển kinh tế nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng. Các bài nghiên cứu mang hàm lượng khoa học cao, thể hiện tính đa dạng trong cách tiếp cận phát triển kinh tế tư nhân nhanh và bền vững.

PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ – Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu tại hội thảo.

PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ – Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu tại hội thảo.

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, kinh tế tư nhân là một trong những nhân tố tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhân. Những năm qua, kinh tế tư nhân dần được phục hồi, phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Tuy nhiên, theo Giám đốc Học viện Tài chính, tình hình kinh tế toàn cầu đang diễn biến cực kỳ phức tạp, khó lường, khó dự báo, cộng với những tồn tại của nền kinh tế… đang tạo ra "lực cản" với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, khu vực kinh tế tư nhân nói riêng.

Những tiến bộ đột phá về khoa học công nghệ đang làm cho cuộc sống thay đổi. Đi cùng với đó là dịch bệnh, chính trị thế giới đã và đang diễn biến phức tạp, khó lường…

Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ cho hoạt động kinh tế tư nhân nói riêng và kinh tế nhà nước nói chung. Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế là chủ trương đặt ra trong.

“Trong bối cảnh ngân sách nhà nước gặp khó khăn, cùng với đó là xu hướng suy giảm của dòng vốn ngoại... thì những chính sách khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư là rất cần thiết” – PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ nhấn mạnh.

Hội thảo được tổ chức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo được tổ chức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đề ra nhiệm vụ phải phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân của người Việt Nam cả về số lượng, chất lượng; khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế; phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60 - 65%...

Để đạt mục tiêu đề ra, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ cho rằng, mỗi năm trung bình phải tăng thêm ít nhất 143.000 doanh nghiệp. Đồng thời, cần hàng loạt giải pháp tương ứng nhằm tăng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay lại hoạt động, giảm số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và giảm đến mức tối đa số doanh nghiệp giải thể, phá sản.

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc phát triển kinh tế tư nhân là một nhân tố không chỉ bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn tham gia vào giải quyết hàng loạt những vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Dựa cậy và níu kéo

GD&TĐ - Mười sáu năm sau khi ký kết thoả thuận liên quan, Mỹ đã khánh thành căn cứ phòng thủ tên lửa đầu tiên trên lãnh thổ Ba Lan.