Hơn 104.000 người được chia thành năm nhóm dựa trên lượng nitrat có trong chế độ ăn uống của họ, dao động trung bình hàng ngày từ 80 mg đến 240 mg.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhóm dùng chế độ ăn uống chứa nitrat cao nhất có liên quan với 20% đến 30% nguy cơ thấp hơn cho bệnh glôcôm góc mở.
Đặc biệt, 10 khẩu phần rau xanh mỗi tuần, tương đương khoảng 1,5 ly mỗi ngày, đã có ảnh hưởng lớn nhất để giảm nguy cơ bệnh glôcôm góc mở. Các nguồn thực phẩm hàng đầu bao gồm rau diếp, cải xoăn, mù tạt, củ cải, củ dền, khoai tây…
Bệnh glôcôm có thể xảy ra khi áp lực tích tụ từ dịch lỏng mắt mà không thoát đúng cách. Áp lực này có thể làm hỏng các sợi thần kinh và thần kinh thị giác từ võng mạc và dẫn đến mất thị lực. Bệnh glôcôm cũng có thể phát triển khi có sự tưới máu thấp cho các dây thần kinh thị giác.
Hàm lượng nitrat trong rau củ quả. (Nguồn: NutritionFactor.org) |
Nitrate có thể giúp cả hai vấn đề. "Lượng nitrat cao hơn dẫn đến tăng oxid nitric trong cơ thể, và oxit nitric có thể duy trì nhãn áp bình thường bằng cách điều hòa các mô của con đường thoát dịch," Tiến sĩ Kang nói. "Ngoài ra, oxid nitric giúp giãn các mạch máu và có thể cải thiện lưu lượng máu đến các dây thần kinh thị giác."
Tất nhiên, bạn phải chọn rau củ quả “sạch”, chứa lượng nitrat cho phép, không ảnh hưởng xấu lên sức khỏe, nếu cách trồng trọt không đúng và lạm dụng phân bón có thể làm cho lượng nitrat cao trong rau quả vượt ngưỡng cho phép thì rõ ràng không phải rau “sạch” như mong muốn.