Thừa Thiên - Huế thành lập Ban phòng chống tham nhũng, tiêu cực

GD&TĐ -  Ngày 1/7, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế cho biết vừa có Quyết định 785-QĐ/TU về việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh.

Theo đó, ông Lê Trường Lưu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh.

Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế giữ thêm chức vụ Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh

Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế giữ thêm chức vụ Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh

Các thành viên còn lại gồm: ông Đặng Ngọc Trân, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; 4 Phó Trưởng ban Chỉ đạo là ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; bà Phạm Thị Minh Huệ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; ông Phan Xuân Toàn, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh. 9 Ủy viên là các cán bộ thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBMTTQVN tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp, Ban Nội chính Tỉnh ủy.

Được biết, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Thừa Thiên Huế chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ban có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, Ban này sẽ chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở địa phương; trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.