Thừa Thiên Huế sẽ có những trung tâm đô thị nào khi lên thành phố trực thuộc TƯ?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên Huế sẽ hình thành 3 trung tâm đô thị phát triển đa lĩnh vực.

Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương năm 2025. (Ảnh: Hoàng Hải)
Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương năm 2025. (Ảnh: Hoàng Hải)

Ngày 31/12, thông tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Thủ tướng vừa ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước và Đông Nam Á đa lĩnh vực

Theo đó, mục tiêu tổng quát, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương, đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.

Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Thừa Thiên Huế đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9 - 10%/năm, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,5 - 4%/năm; công nghiệp xây dựng 10 - 11%/năm; dịch vụ 11,5 - 12,5%/năm. Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 5 - 7%; công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 33 - 35%; dịch vụ chiếm khoảng 54 - 56% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 7 - 8%.

GRDP bình quân đầu người đạt 6.000 USD. Đóng góp vào GRDP một số lĩnh vực kinh tế quan trọng với kinh tế số khoảng 30%, kinh tế biển khoảng 35 - 40%; mức đóng góp năng suất của các nhân tố tổng hợp (TFP) trên 50%; tốc độ tăng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân khoảng 10%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 7 - 8%/năm; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%.

Phát triển Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản. (Trong ảnh là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế)

Phát triển Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản. (Trong ảnh là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế)

Phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế theo hướng hiện đại, kinh tế xanh, kinh tế số, bền vững, có lợi thế với cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp gắn với không gian phát triển đặc thù của thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa và thiên nhiên, đặc biệt là Quần thể di tích cố đô Huế; hình thành đô thị trung tâm với hai trục phát triển và các đô thị động lực; kiến tạo các hành lang giao thông gắn với các hành lang Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây, hành lang đô thị hướng biển và thúc đẩy liên kết nội vùng.

Hình thành 3 trung tâm đô thị

Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ có 3 trung tâm đô thị, cụ thể: Đô thị trung tâm gồm TP Huế (được chia thành 2 quận là quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương), quận Hương Thủy, thị xã Hương Trà.

Trong đó, quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương là trung tâm vùng, là đô thị di sản, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, du lịch, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ.

Quận Hương Thủy phát triển đô thị sân bay gắn với cảng hàng không quốc tế Phú Bài, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp động lực. Thị xã Hương Trà là đô thị vệ tinh.

Sẽ có 3 đô thị trung tâm khi Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. (Ảnh: Đ.Hoàng)

Sẽ có 3 đô thị trung tâm khi Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. (Ảnh: Đ.Hoàng)

Đô thị vùng Tây Bắc gồm thị xã Phong Điền, huyện Quảng Điền và A Lưới, trong đó khu vực đô thị trung tâm là đô thị Phong Điền gắn với cảng Điền Lộc, khu công nghiệp Phong Điền phát triển đô thị công nghiệp là động lực phía bắc của tỉnh; là cửa ngõ phía Bắc kết nối với các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong.

Đô thị Vùng Đông Nam gồm huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc, huyện Nam Đông, trong đó phát triển khu vực Chân Mây trở thành đô thị loại III - một thành phố thông minh, hiện đại gắn với Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tạo động lực phát triển đột phá của vùng, cửa ngõ phía Nam kết nối với Đà Nẵng, cửa ngõ ra biển các nước thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây.

Có hệ thống hạ tầng giao thông đường cao tốc La Sơn - Túy Loan, cảng biển nước sâu Chân Mây phục vụ đón khách du lịch, vận chuyển hàng hóa quy mô lớn. Phát triển đô thị biển gắn với đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiêm kích F-35B.

Loạt sai sót và lỗi gây tai họa cho F-35

GD&TĐ - Một báo cáo của Lầu Năm Góc tiết lộ chương trình F-35 đã gặp nhiều vấn đề, khó khăn về độ tin cậy và kéo dài thời gian khắc phục với lỗi nghiêm trọng.