Thú vị cô giáo dùng thơ để dạy môn... Sinh học

Tự sáng tác thơ, lồng ghép thơ ca vào dạy học, “làm lạ” môn Sinh học, mới đây cô giáo Nguyễn Thị Phương Nam, giáo viên Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TPHCM là một trong ít giáo viên ở TPHCM được Thủ tướng trao Bằng khen.

Thú vị cô giáo dùng thơ để dạy môn... Sinh học

Dạy Sinh học bằng thơ

Nhiều năm qua, nhiều học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TPHCM đã quá quen thuộc với cách học môn Sinh thông qua thơ của cô giáo Nguyễn Thị Phương Nam. Cô tự sáng tác thơ, lồng ghép thơ ca, kịch vào bài giảng, kết hợp việc dạy học theo dự án mang đến với học trò những tiết học đầy mới lạ và niềm vui.

GEN cùng tương tác

Với MÔI TRƯỜNG bình thường

Thành KIỂU HÌNH dễ thương

Trái đất thêm tươi đẹp.

TẬP HỢP CÁC KIỂU HÌNH

Của cùng một kiểu gen

Tuỳ môi trường thân quen

Gọi là MỨC PHẢN ỨNG.

KIỂU HÌNH cũng có thể

Thay đổi theo môi trường

MỀM DẺO thật thân thương

Ta gọi là THƯỜNG BIẾN.

Kiểu gen không thay đổi

Chỉ THAY ĐỔI KIỂU HÌNH

Giúp THÍCH NGHI thật nhanh.

Gián tiếp cho TIẾN HÓA.

Đó là bài thơ mới nhất được cô Phương Nam sáng tác áp dụng trong bài "Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen" của môn Sinh khối 12.

Giáo án môn Sinh được viết bằng thơ của cô Nguyễn Thị Phương Nam
Giáo án môn Sinh được viết bằng thơ của cô Nguyễn Thị Phương Nam

Dùng thơ văn để dạy Sinh - cô Phương Nam còn được gọi là “không lẫn vào đâu được” vì sự độc đáo, hiếm có và cá tính riêng của mình. Cô Phương Nam chia sẻ, việc đưa thơ và lồng ghép thơ, ca nhạc, kịch vào bài giảng môn Sinh học tuy khó thực hiện và mất thời gian nhưng trước hết đó nó xuất phát từ sở thích, đam mê của cô.

Sau đó, cô nhận ra thơ văn với vần điệu, cảm xúc sẽ giúp học sinh dễ nhớ, dễ thuộc. Thế rồi bên cạnh thơ về gia đình, tình yêu, về thiên nhiên, con người... cô bắt đầu làm thơ phục vụ cho bài dạy.

Qua nhiều năm áp dụng, cô đánh giá hiệu quả giáo dục đạt được cao hơn nhiều so với các phương pháp dạy học thông thương. Không chỉ nhẹ nhàng hóa các kiến thức khó nhớ của Sinh học mà hơn hết, cách dạy bằng thơ văn còn tạo được sự hứng thú, vui vẻ, sinh động và kết nối tình cảm giữa thầy và trò trong giờ học.

Lớp học thành sân khấu kịch

Ngoài việc làm thơ để dạy học, cô Phương Nam còn có tiếng... biến lớp học thành sân khấu kịch học trò đóng vai trò chủ đạo.

Ví dụ học sinh đóng kịch về tác động tiêu cực của con người trong việc chặt phá, săn bắn, đốt rừng hay ngược lại, tác động tích cực trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã.

Giáo án dạy học của cô giáo cũng "độc nhất vô nhị" với những bài thơ, kịch bản, clip... Và đặc biệt, những điều này được giám hiệu cũng như đồng nghiệp các trường khác cùng cụm dành nhiều lời khen.

Cô là giáo viên cực kỳ thân thiện, phúc hậu trong mắt học trò
Cô là giáo viên cực kỳ thân thiện, phúc hậu trong mắt học trò

Là một giáo viên lớn tuổi, đã sắp đến tuổi về hưu nhưng cô Phương Nam chưa từng ngơi nghỉ trong việc đổi mới, đưa các ý tưởng dạy học hiệu quả vào áp dụng. Cô đánh giá, học sinh ngày nay rất năng động mạnh dạn, tự tin khi thực hiện các dự án, có kỹ năng về công nghệ thông tin cao, kĩ năng quay phim, chụp hình, diễn kịch rất tốt... Nên trong việc dạy học, cô "khai thác" tối đa các thế mạnh này của học trò.

Vẫn chưa hết, thay đổi không khí lớp học, cô Phương Nam còn lồng ghép các bài hát liên quan đến cây cỏ, con vật... vào giờ dạy. Ví dụ như mở đầu bài, cả lớp cùng hát bài thiếu nhi "Cá vàng bơi" liên hệ thực tế nuôi cá vàng để diệt bọ gậy. Bài "Một rừng cây, một đời người", bài "Nhánh lan rừng"... giúp học sinh giảm mệt mỏi cũng như nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường.

Việc dạy học bằng kịch, theo dự án, qua bài hát theo cô Phương Nam, học trò vừa có cơ hội học hỏi, trau dồi vừa có "đất diễn" khả năng của mình. Việc khai thác các kỹ năng của học sinh giúp các em tiếp cận với các phương pháp học tập hiện đại, hiệu quả kể cả khi vào đại học, khi đi làm...

 Cô Phương Nam là một trong những cá nhân trong ngành Giáo dục TPHCM vừa được Thủ tướng trao Bằng khen

Cô Phương Nam là một trong những cá nhân trong ngành Giáo dục TPHCM vừa được Thủ tướng trao Bằng khen

"Hơn hết, cách học như vậy giúp học sinh đoàn kết, kết nối với nhau chứ không phải "chỉ mình biết mình". Các em chủ động hơn trong việc tiếp nhận, học hỏi và ứng dụng kiến thức thay vì chờ kiến thức từ thầy cô "rót" xuống", cô Phương Nam chia sẻ.

Phúc hậu, nhẹ nhàng, thân thiện, gần gũi là những gì học trò, mọi xung quanh cảm nhận được từ cô Nguyễn Thị Phương Nam. Dịp 20/11 năm nay, cô Phương Nam là trong 19 cá nhân có thành tích xuất sắc ở TPHCM được Thủ tướng trao Bằng khen.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.