Thủ tướng nêu giải pháp đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

GD&TĐ - Chiều 12/11, sau 3 phiên đăng đàn của 3 thành viên Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Chiều 12/11, sau 3 phiên đăng đàn của 3 thành viên Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Đặt vấn đề chất vấn Thủ tướng, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định) cho biết, Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả một cách thực chất hoạt động của bộ máy hành chính phải gắn với phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cấp.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng thời gian qua, trong quá trình triển khai vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật chuyên ngành còn chậm.

Việc phân cấp, phân quyền chưa tính tới đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và khả năng quản lý của từng cấp, từng ngành, chưa phát huy được tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của từng địa phương.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa đề nghị Thủ tướng cho biết giải pháp đẩy mạnh hơn nữa phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ với các bộ, ngành, các địa phương trong thời gian tới.

Trả lời chất vấn, Thủ tướng cho biết, đây là vấn đề đã được đưa ra, đã làm và hiện nay Chính phủ trình Quốc hội ban hành 14 luật, sửa đổi thay thế các nghị định. Tuy nhiên, vướng của phân cấp, phân quyền là tập trung chủ yếu ở Trung ương là nút thắt lớn.

Do đó, giải pháp là rà soát quy định pháp luật, thể chế, rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan; hoàn thiện tiêu chuẩn quy chuẩn và tăng cường giám sát kiểm tra, phân cấp, phân quyền đi đôi phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi.

Theo Thủ tướng, ngoài thể chế, phân cấp, phân quyền, sẽ ưu tiên cho tăng trưởng. Để làm được điều này phải có nguồn lực, vì nếu tăng trưởng bình bình 6 - 7% sẽ khó đạt được mục tiêu 100 năm.

Do đó, phải ưu tiên tăng trưởng, tháo gỡ thể chế để huy động nguồn lực của Nhà nước, Nhân dân, xã hội và nguồn lực hợp tác công tư, nguồn lực đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.