ĐBQH đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 có phụ cấp ưu đãi cao hơn

GD&TĐ - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Phong đề nghị, giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác.

Đại biểu Nguyễn Thanh Phong (đoàn ĐBQH Vĩnh Long).
Đại biểu Nguyễn Thanh Phong (đoàn ĐBQH Vĩnh Long).

Thảo luận tại tổ - Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (ngày 9/11), đại biểu Nguyễn Thanh Phong (đoàn ĐBQH Vĩnh Long) góp ý một số vấn đề cụ thể của Luật Nhà giáo.

Đại biểu đề xuất, tại Điều 44 - Tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo; Điều 45 - Chính sách hỗ trợ nhà giáo… cần xem xét bổ sung đối tượng giáo viên chủ nhiệm lớp 1.

Thực tế cho thấy, vai trò của đội ngũ này rất quan trọng và khối lượng công việc cũng nhiều. Đây là lớp đầu tiên ở cấp học, học sinh lớp 1 như “tờ giấy trắng”, giáo viên lớp là người đặt “viên gạch” đầu tiên tạo nền tảng vững chắc cho những lớp sau. Bên cạnh việc rèn chữ, giáo viên phải rèn tác phong, nề nếp cho các em.

Ngay cả trong thực hiện các phong trào, cuộc thi, giáo viên lớp 1 cũng phải lo tập trung nhiều hơn để rèn giũa cho học sinh, vì các em chưa ổn định được nề nếp, chưa hiểu hết các vấn sinh hoạt trong hoạt động giáo dục.

Do đó, đại biểu Nguyễn Thanh Phong đề nghị, giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác cao hơn so với các nhà giáo khác để có thêm động lực nỗ lực nhiều hơn.

Đề cập đến khái niệm “nhà giáo trẻ” xuất hiện ở các Điều 7 - Chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo;

Tuy nhiên, chưa rõ “trẻ” là độ tuổi bao nhiêu. Đại biểu Nguyễn Thanh Phong đề nghị bổ sung định nghĩa “nhà giáo trẻ” cụ thể hơn để thuận lợi trong quá trình triển khai thuận tiện.

Luật Nhà giáo quy định rõ quyền và nghĩa vụ của giáo viên, đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, đại biểu đoàn Vĩnh Long đề nghị bổ sung quyền của nhà giáo: được quyền từ chối công việc không đúng với vị trí việc làm mà sức khỏe không thể đáp ứng hoặc khi thực hiện công việc đó thì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đồng thời xem xét bổ sung các quy định bảo vệ nhà giáo trước hành vi bạo lực, xúc phạm danh dự từ phía phụ huynh, học sinh…

Theo đại biểu Nguyễn Thanh Phong, qua các lần điều chỉnh, dự thảo Luật Nhà giáo được tổ chức theo hướng ngắn gọn, thống nhất với các luật có liên quan, đồng thời xây dựng nhiều chính sách riêng cho nhà giáo.

Đại biểu cơ bản thống nhất với sự cần thiết ban hành dự thảo Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về nhà giáo, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để đội ngũ nhà giáo phát triển. Luật Nhà giáo được ban hành sẽ khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để đội ngũ nhà giáo phát triển.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tùy bút: Những ngày khói lửa

Tùy bút: Những ngày khói lửa

GD&TĐ - Chúng tôi đã sống nghèo nhưng trong sáng trong thời bao cấp, tự hào lên đường theo “tiếng gọi non sông” để lại một phần tuổi xuân trên chiến trường...