Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Cần thực hiện đầy đủ phương châm "4 tại chỗ" trong phòng, chống thiên tai

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Cần thực hiện đầy đủ phương châm "4 tại chỗ" trong phòng, chống thiên tai

Tại buổi làm việc với đoàn công tác, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, trong năm 2018-2019, tỉnh có 90,79 ha cây trồng bị khô hạn, nhiều giếng nước bị cạn kiệt và 2.243 hộ dân bị ảnh hưởng. Không những vậy nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng. Ước tính tổng thiệt hại là gần 90 tỷ đồng.

Trước tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, trong năm 2016 – 2020 tỉnh Kon Tum đã tiến hành di dời 952 hộ dân tại khu vực có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đến nơi an toàn. Qua đó giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế của người dân.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Cần thực hiện đầy đủ phương châm "4 tại chỗ" trong phòng, chống thiên tai ảnh 1
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cùng đoàn công tác kiểm tra hồ chứa thủy lợi Đăk Uy (huyện Đăk Hà, Kon Tum).

Tại buổi làm việc, tỉnh Kon Tum cũng kiến nghị với đoàn công tác đề nghị các Bộ, ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ kinh phí để duy tu, sửa chữa các công trình hư hỏng do thiên tai gây ra, công trình phòng chống thiên tai phục vụ sản xuất và đời sống người dân. Đặc biệt là các công trình dân sinh, các tuyến đường hư hỏng nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.

Bên cạnh đó, đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Chi cục Phòng chống thiên tai Miền trung và Tây nguyên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách về công tác phòng chống thiên tai các cấp.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng ghi nhận cố gắng, nỗ lực của tỉnh Kon Tum về công tác phòng, chống thiên tai trong những năm qua. Các cơ quan ban ngành tỉnh đã triển khai đầy đủ, nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, chỉ thị… của trung ương.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Cần thực hiện đầy đủ phương châm "4 tại chỗ" trong phòng, chống thiên tai ảnh 2
Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT làm việc tại tỉnh Kon Tum.

Báo cáo với đoàn công tác, bà Phạm Thị Trung, Giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum cho biết, các trường học trên địa bàn cũng triển khai phương án tập huấn mô hình trường học an toàn, ứng phó với thiên tai cho cán bộ, giáo viên.

Bên cạnh đó, lồng ghép kiến thức về phòng chống thiên tai vào chương trình giáo dục địa phương. Qua đó, giúp các em học sinh nắm bắt, nhận biết để ứng phó với thiên tai, bão lũ.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng lưu ý tỉnh Kon Tum cần tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống thiên tai. Thực hiện đầy đủ phương châm 4 tại chỗ. Bên cạnh đó, chủ động thống kê, rà soát thiệt hại của người dân để có hướng hỗ trợ, xử lý; đặc biệt đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Cần thực hiện đầy đủ phương châm "4 tại chỗ" trong phòng, chống thiên tai ảnh 3
Bà Phạm Thị Trung, Giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum phát biểu tại buổi làm việc.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cũng đề nghị Ban chỉ đạo PCTT tỉnh Kon Tum tiếp tục công tác kiểm tra PCTT, cứu nạn cứu hộ. Đặc biệt không được chủ quan với thiên tai. Qua đó, cần kiểm tra các hồ đập, phương tiện cứu nạn, cứu hộ. Tổ chức diễn tập vận hành hồ đập, phòng chống cháy rừng… tránh hình thức. Đồng thời, tăng cường nâng cao nhận thức của người dân. Đổi mới nội dung tuyên truyền, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, nội dung phải phù hợp, dễ hiểu, dễ thực hiện. Ngoài ra, tiếp tục thực hiện phương châm “4 tại chỗ” và quan tâm khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra đối với các cơ sở giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.