Những thư tịch bằng giấy cói cổ xưa cho thấy những đứa trẻ La Mã trong các gia đình giàu có đã được theo học một lớp dành cho thanh thiếu niên nhằm đào tạo các em trở thành công dân tốt.
Nhà sử học Ville Vuolanto thuộc đại học Oslo và April Pudsey thuộc đại học Newcastle đang nghiên cứu khoảng 7.500 thư tịch cổ 2.000 năm tuổi bị bỏ đi từ năm 500 SCN tại thị trấn Oxyrhynchos với 25.000 người dân.
Hai nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những trẻ em trai sinh ra trong các gia đình giàu có ở Ai Cập, Hy Lạp và La Mã đã tham gia một tổ chức tương tự như Hội Nam hướng đạo ngày nay.
Tại đây, các em được dạy dỗ về những lối sống được cho là thích hợp với tầng lớp của mình, đồng thời tạo ra các mối quan hệ cho tương lai.
Những trẻ em từ các gia đình nghèo hơn thường bắt đầu làm việc từ trước tuổi thiếu niên, và phải học việc trong vòng từ 2 tới 4 năm.
Các em gái không được tham gia vào những hoạt động kể trên, bởi trong xã hội cổ, các cô gái phải ở nhà để học những kỹ năng cần thiết đối với một người vợ tốt trong tương lai.
Điều thú vị là những nô lệ trẻ cũng có thể trở thành những người học việc, và được cấp hợp đồng giống với những người dân bình thường. Tuy vậy, nhưng những nô lệ trẻ em ở La Mã vẫn phải sống cuộc sống rất khó khăn. Đa phần các em phải sống với chủ nhân của mình, và có thể bị tách khỏi cha mẹ khi chỉ mới lên 2 tuổi.