Thót tim cảnh người dân đu dây cáp vượt sông

GD&TĐ - 6 cây cầu trên địa bàn huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) bị xé toạc sau cơn bão số 9. Không có cầu qua sông Pô Kô, người dân xã Đăk Ang và Đăk Nông phải mạo hiểm đu trên một sợi cáp qua dòng nước chảy siết.

Cây cầu treo bắc qua sông Pô Kô bị sập, “xác cầu” nằm chỏng chơ bên bờ sông.
Cây cầu treo bắc qua sông Pô Kô bị sập, “xác cầu” nằm chỏng chơ bên bờ sông.
Không có cây cầu, mỗi gia đình ở thôn Tà Pook và Kà Nhảy (xã Đăk Nông) tự sắm một cái ròng rọc trị giá 300.000 – 400.000 đồng để đu qua sông.
 Không có cây cầu, mỗi gia đình ở thôn Tà Pook và Kà Nhảy (xã Đăk Nông) tự sắm một cái ròng rọc trị giá 300.000 – 400.000 đồng để đu qua sông.
Người dân thôn Đăk Giá (xã Đăk Ang) đu cáp vượt sông Pô Kô để canh tác, sản xuất.
Người dân thôn Đăk Giá (xã Đăk Ang) đu cáp vượt sông Pô Kô để canh tác, sản xuất.
Ròng rọc không có thắng nên người dân lao như “bay” trên mặt nước.
Ròng rọc không có thắng nên người dân lao như “bay” trên mặt nước.
Nhiều lúc ròng rọc mắc kẹt, treo lơ lửng giữ dòng sông, người dân phải dùng cây kéo nhau vào bờ.
Nhiều lúc ròng rọc mắc kẹt, treo lơ lửng giữ dòng sông, người dân phải dùng cây kéo nhau vào bờ.
Người dân mang quần áo, vật dụng cần thiết “bay” qua sông để thu hoạch cà phê, củ mì.
Người dân mang quần áo, vật dụng cần thiết “bay” qua sông để thu hoạch cà phê, củ mì.
Đang trong mùa thu hoạch nhưng không có cầu nên người dân xã Đăk Ang đành vận chuyển nông sản bằng cáp treo.
Đang trong mùa thu hoạch nhưng không có cầu nên người dân xã Đăk Ang đành vận chuyển nông sản bằng cáp treo.
Từng bao cà phê được bỏ vào cáp treo để đưa qua sông Pô Kô.
Từng bao cà phê được bỏ vào cáp treo để đưa qua sông Pô Kô.
Người bên này bờ sông có nhiệm vụ đỡ nông sản khi cáp treo tiếp đất.
Người bên này bờ sông có nhiệm vụ đỡ nông sản khi cáp treo tiếp đất.
Nông sản được người dân chở bằng xe máy để đưa về nhà, vì không có đường để xe tải đi.
Nông sản được người dân chở bằng xe máy để đưa về nhà, vì không có đường để xe tải đi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ