Thông tấn TASS nói Transnistria lo ngại tình hình nóng với Moldova

GD&TĐ - Hành động của Moldova nhằm vào vùng đất ly khai Transnistria là kịch bản đang gây lo ngại.

Thông tấn TASS nói Transnistria lo ngại tình hình nóng với Moldova

Tổng thống của Cộng hòa Moldavian Pridnestrovia (PMR) tự xưng không được công nhận - ông Vadim Krasnoselsky mới đây đã bày tỏ lo ngại về việc phương Tây gia tăng cung cấp vũ khí cho Moldova, cho rằng những vũ khí này được xuất xưởng “rõ ràng không phải để bảo vệ”.

Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn TASS, ông Krasnoselsky nhấn mạnh việc quân sự hóa Moldova là yếu tố không thể bỏ qua, đồng thời chỉ ra rằng các bên liên quan, bao gồm cả những đối tác phương Tây của Moldova đều nên nhận ra rằng Transnistria không gây ra mối đe dọa cho an ninh của nước này.

Theo ông Krasnoselsky, mặc dù không có mối đe dọa từ PMR, Moldova vẫn tiếp tục nhận được nguồn cung cấp thiết bị quân sự đáng kể, bao gồm cả radar phòng không, điều này đặt ra câu hỏi về ý định thực sự của Chisinau.

Từ năm 1992, "lực lượng gìn giữ hòa bình" của Nga đã đóng quân ở Transnistria, cho dù không được nước sở tại cho phép, cùng với đó là một nhóm tác chiến của Quân đội Nga với mục đích "bảo vệ vũ khí, đạn dược từ thời Liên Xô" và "tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình".

Moldova có thể hành động trong tương lai với vùng đất Transnitria.

Moldova có thể hành động trong tương lai với vùng đất Transnitria.

Ông Krasnoselsky nói: “Khi người hàng xóm của chúng tôi - người đã có một cuộc xung đột chưa được giải quyết trong hơn 30 năm và đã từng tấn công một cách nguy hiểm vào các thành phố yên bình của chúng tôi trong quá khứ, đột nhiên trang bị vũ khí cho mình, thì đương nhiên đây là một mối đe dọa”.

Việc tăng cường ngân sách quân sự và mua vũ khí của Moldova vào năm 2023, cũng như mở rộng tương tác với Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và NATO, đã gây ra mối lo ngại ở Transnistria.

Vào tháng 4 năm 2023, phái đoàn Moldova cáo buộc lực lượng gìn giữ hòa bình Nga vi phạm an ninh, và tới tháng 5, chính quyền PMR đã yêu cầu Nga tăng số lượng lính gìn giữ hòa bình trên lãnh thổ của mình.

Mặc dù vậy Moskva không thể đáp ứng yêu cầu của PMR, khi Nga còn đang thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt và bản thân dải đất Transnistria hoàn toàn bị cô lập, chỉ có thể tiếp cận bằng đường hàng không.

Lực lượng vũ trang Nga và Transnitria duyệt binh tại Tiraspol năm 2016.
Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.