Thông minh đến đâu nhưng thiếu hụt kỹ năng này con cũng khó thành công trong cuộc sống

Thông minh đến đâu nhưng thiếu hụt kỹ năng này con cũng khó thành công trong cuộc sống

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là loại trí tuệ giúp con người có thể nhận ra cảm xúc của chính mình và của người khác. Nhờ đó, họ có thể kiểm soát cảm xúc, rèn luyện được sự đồng cảm, biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, đồng thời điều chỉnh lời nói hành động của bản thân sao cho phù hợp với từng tình huống.     

Những kỹ năng này nghe thì đơn giản nhưng thực chất lại vô cùng quan trọng, nhất là đối với trẻ em. Những đứa trẻ có chỉ số EQ cao thường có xu hướng học tập và hoạt động tích cực tại trường bởi chúng biết cách ứng phó và chịu được áp lực tốt hơn so với những đứa trẻ khác.

Không chỉ vậy, trẻ có EQ cao cũng sẽ có thái độ thân thiện, hòa đồng hơn.

Ngoài IQ, có EQ chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một đứa trẻ trong tương lai. Nếu các bậc phụ huynh muốn con mình lớn trở thành người tử tế, tốt bụng và thành công thì cần chú ý nhiều đến EQ của con.

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy, con bạn đang có chỉ số EQ thấp:

1. Con thích nói xấu người khác 

Trẻ nhỏ thường có "cái tôi" rất lớn và không ngần ngại bộc lộ "cái tôi" của mình. Không hiếm những tình huống cha mẹ thấy con thường cao giọng khi nói về bạn bè hoặc cố tỏ ra bản thân hơn hẳn mọi người xung quanh.

Đây chính là những dấu hiệu cho thấy con bạn đang có dấu hiệu EQ thấp. Bởi đây là thái độ không tôn trọng người khác và tâm lý muốn hơn người.

Để sửa đổi hành vi này, cha mẹ có thể làm gương cho con bằng cách không nhận xét tiêu cực về người khác, kể cả trước mặt và sau lưng. Ngoài ra, cha mẹ cần khiêm tốn, tích cực học hỏi và luôn nhìn nhận mọi người theo hướng tích cực. Dần dần, con sẽ học sẽ biết noi theo tính tốt này.

IQ cao đến mấy thì con cũng khó thành công trong cuộc sống nếu thiếu hụt kỹ năng này - Ảnh 3.

2. Con không kiểm soát được cảm xúc của mình 

Cáu gắt, la hét, đập đồ… chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt cũng là dấu hiệu cho thấy con có chỉ số cảm xúc EQ thấp. Bởi con không kiểm soát được cảm xúc của mình và tâm trạng dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. 

Một người không có tâm lý vững vàng thì rất khó có thể thành công trong cuộc sống. Thế nên, cha mẹ hãy quan tâm, chỉ dạy con cách quản lý cảm xúc bằng cách gọi tên cảm xúc của mình.

Chẳng hạn cha mẹ có thể hỏi con: "Con đang cảm thấy như thế nào?", "Con đang buồn phải không?", "Mẹ biết là con rất thất vọng"… Sau đó, cha mẹ dạy con bình tĩnh lại và xử lý những cảm xúc đó bắt đầu bằng một cái ôm.

3. Con luôn tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh 

Trong khi người có trí tuệ cảm xúc cao luôn dũng cảm chịu trách nhiệm trước những thất bại của mình thì người có EQ thấp sẽ luôn tìm cách đổ lỗi "Tại vì… nên…".

Dù trong thâm tâm con biết lỗi là ở mình nhưng vẫn không có đủ dũng khí để đứng lên nhận lỗi. Con luôn cần một lá chắn bảo vệ mình bằng cách đem người khác hoặc ngoại cảnh ra để đổ lỗi.

IQ cao đến mấy thì con cũng khó thành công trong cuộc sống nếu thiếu hụt kỹ năng này - Ảnh 5.

Nếu muốn khắc phục điều này, cha mẹ đừng mắng khi con phạm sai lầm. Thay vào đó hãy ngồi xuống, cùng con phân tích xem đúng sai và cách sửa chữa sai lầm. Dần dần, con sẽ học được cách xử lý vấn đề thay vì "đá" qua cho người khác..

4. Con không dám thử bất kỳ điều gì lạ 

Những người có trí tuệ cảm xúc thấp sẽ không bao giờ chịu thoát ra khỏi vùng an toàn của mình. Họ hài lòng với những thứ và thói quen đã có từ lâu. Họ cũng không dám mạo hiểm với những điều mới mẻ trong cuộc sống, dù chỉ đơn giản là tham gia một trò chơi.

Trẻ nhỏ cũng như vậy. Nếu cha mẹ thấy con luôn thu mình trong thế giới nhỏ bé của riêng mình, không dám kết bạn, không dám tham gia trò chơi tập thể, không dám đi đâu một mình… thì có nghĩa con đang có EQ thấp. 

IQ cao đến mấy thì con cũng khó thành công trong cuộc sống nếu thiếu hụt kỹ năng này - Ảnh 6.

Cha mẹ cần dạy con biết rằng, cuộc sống có rất nhiều điều thú vị và con sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích nếu dám mạo hiểm và vượt ra khỏi giới hạn.

Không chỉ vậy, con còn thể khám phá ra những tiềm năng mới của bản thân.

5. Con hay ngắt lời 

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ thích nói chuyện là điều bình thường nhưng cần phải tùy từng trường hợp và đối tượng giao tiếp. Nếu con không biết phân biệt lớn nhỏ, luôn chen ngang vào lời nói của người khác và chỉ muốn lấn lướt bằng cách ngắt lời thì chứng tỏ con đang thiếu tôn trọng người xung quanh. 

Khi trưởng thành, con có thể trở thành người độc đoán, không biết cảm thông và bất chấp mọi thứ để đạt được mục đích. Để khắc phục điều này, bố mẹ cần dạy con tôn trọng mọi người xung quanh, bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt như lắng nghe khi người khác đang nói chuyện.

Theo Trí Thức Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ