Thông điệp từ loạt cuộc tấn công của Iran

GD&TĐ - IRGC tấn công nhóm Jaish ul-Adl ở Pakistan hôm 16/1, chưa đầy 24 giờ sau cuộc tấn công vào mục tiêu thánh chiến và Mossad ở Syria, Iraq.

Tên lửa đạn đạo của Iran.
Tên lửa đạn đạo của Iran.

Truyền thông Iran đã công bố thông tin chi tiết về các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái đầy kịch tính của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) hôm 16/1 nhằm vào hai căn cứ lớn thuộc nhóm Jaish ul-Adl (gọi tắt là "Quân đội Công lý") ở Baluchistan, miền tây Pakistan, tiết lộ rằng cuộc tấn công nhắm vào khu vực Koh-e-Sabz của tỉnh, căn cứ địa của phiến quân.

"Chúng tôi thấy không có giới hạn nào trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia và người dân của mình và chắc chắn sẽ thực hiện việc này một cách có thẩm quyền", Bộ trưởng Quốc phòng Iran Mohammad Reza Ashtiani cho biết hôm 17/1 sau hàng loạt cuộc tấn công tên lửa ngoài lãnh thổ.

"Bất kể mối đe dọa chống lại Cộng hòa Hồi giáo đến từ đâu, chúng tôi sẽ phản ứng và phản ứng chắc chắn sẽ tương xứng, quyết đoán và mạnh mẽ", ông Mohammad Reza Ashtiani nhấn mạnh.

Pakistan đã triệu hồi đại sứ của mình tại Iran sau cuộc tấn công một ngày và cấm đặc phái viên của Tehran quay trở lại Islamabad, trong khi Bộ Ngoại giao Pakistan lên án các cuộc tấn công "bất hợp pháp và không thể chấp nhận" của Iran và bảo lưu quyền đáp trả.

Chỉ vài giờ trước cuộc tấn công, tàu chiến của Iran đã tổ chức cuộc tập trận hải quân ở eo biển Hormuz và Vịnh Ba Tư gần thành phố cảng Bandar Abbas.

Thông điệp mạnh mẽ

Nhà phân tích chính trị và Giáo sư Mohammad Marandi của Đại học Tehran nói: "Người Iran đang gửi những thông điệp mạnh mẽ tới cả chính quyền Israel và Mỹ cũng như các lực lượng ủy nhiệm của họ thông qua chiến dịch tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái tầm xa.

Nhóm Jaish ul-Adl đã tàn sát nhiều người Iran vô tội. Vì chính phủ Pakistan có quyền kiểm soát hạn chế đối với các khu vực gần biên giới Iran, Iran cảm thấy rằng họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tấn công nhóm này", Marandi giải thích.

Theo Marandi, mặc dù Pakistan lên án các cuộc tấn công, nhưng "có nhiều sự hiểu biết giữa chính phủ Iran và chính phủ Pakistan hơn những gì bạn thấy", với việc hai nước có truyền thống có mối quan hệ "rất tốt" và duy trì đối thoại thường xuyên.

"Tất nhiên, chính phủ Pakistan cần phản đối, nhưng đằng sau cánh cửa đóng kín, cả hai bên đều hợp tác và cả hai bên đều rất lo ngại về vấn đề khủng bố.

Điều này cũng đúng với Iraq. Chính quyền trung ương ở Iraq phải phản đối Iran vì những lý do rõ ràng. Nhưng họ biết khá rõ rằng họ không có được quyền kiểm soát miền bắc Iraq như lẽ ra họ nên có. Họ hiểu rằng ảnh hưởng của Mỹ và Israel ở đó gây bất lợi cho lợi ích của họ và lợi ích của người dân Iraq.

Vì vậy, đằng sau cánh cửa đóng kín, mối quan hệ rất khác nhau. Iran và Pakistan cũng như Iran và Iraq sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ bền chặt", học giả nhấn mạnh.

Cuối cùng, Marandi tin rằng Iran đã buộc phải ra tay ở Pakistan do sự leo thang gần đây của các cuộc tấn công khủng bố bên trong Iran, bao gồm cả ở Rask và Kerman, mà nhà quan sát mô tả là một nỗ lực nhằm "gây áp lực" cho Cộng hòa Hồi giáo về việc nước này hỗ trợ người Palestine ở Gaza trong bối cảnh căng thẳng leo thang.

"Mỹ và Israel đang sử dụng các tổ chức để tấn công Iran và Mặt trận Kháng chiến", Marandi nói, đề cập đến liên minh lỏng lẻo chống Mỹ và chống Israel gồm các quốc gia và nhóm bao gồm Iran, Syria, Hezbollah của Lebanon và lực lượng dân quân Hamas ở Palestine.

"Họ đang sử dụng miền bắc Iraq, Syria, cũng như vùng đất vắng người ở Pakistan gần biên giới Iran để thực hiện các hoạt động này. Chúng tôi biết rằng các tổ chức khủng bố này có mối quan hệ lâu dài với các cơ quan tình báo phương Tây và Mossad.

Vì vậy, khi các cuộc tấn công kiểu diệt chủng đang diễn ra ở Gaza, các nhóm khủng bố được cho là do Mỹ và Israel ủng hộ đã leo thang các cuộc tấn công chống lại Iran và quân Kháng chiến.

Ví dụ, chúng ta đã chứng kiến ​​các vụ tấn công khủng bố ở Đông Nam Iran. Các cuộc tấn công của Iran là sự trả đũa cho các cuộc tấn công khủng bố nhưng cũng là biện pháp phủ đầu để ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai", Marandi tóm tắt.

Jaish ul-Adl là ai?

Ẩn náu bên ngoài Iran để tránh sự đàn áp của các cơ quan quân sự và an ninh của Cộng hòa Hồi giáo, Jaish ul-Adl là một nhóm ly khai theo chủ nghĩa Salafist của người Sunni có liên kết với tổ chức khủng bố Al-Qaeda.

Nhóm này đã tiến hành chiến dịch cường độ thấp kéo dài hơn một thập kỷ chống lại chính phủ Iran kể từ khi chúng thành lập vào năm 2012.

Trong 12 năm qua, nhóm này đã nhắm mục tiêu vào quân đội IRGC, lính biên phòng, cảnh sát và hàng chục thường dân trong các cuộc tấn công vũ trang, bắt cóc và đánh bom liều chết - với cuộc tấn công mới nhất của chúng xảy ra vào tháng 12/2023, khi Jaish ul-Adl tấn công một đồn cảnh sát ở Rask thuộc tỉnh Sistan và Baluchestan phía đông nam Iran, khiến 11 sĩ quan cảnh sát thiệt mạng.

Nhóm này cũng bị cáo buộc buôn lậu ma túy, trong đó Sistan và Baluchestan từ lâu đã đóng vai trò là điểm giao nhau của hoạt động buôn bán ma túy quốc tế từ Afghanistan đến châu Âu.

Clip tên lửa Kheibar-Shekan trong một cuộc thử nghiệm của IRGC.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.