Hết cách ly nhưng chưa hết dịch

Hết cách ly nhưng chưa hết dịch

Mỗi người luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, đến nơi công cộng. Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại trường học, công sở, đơn vị y tế, ký túc xá, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ... Người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; giữ khoảng cách tối thiểu 1 m khi tiếp xúc.

“Người có biểu hiện viêm đường hô hấp cần đi khám để được bác sĩ khám, tư vấn. Nếu có yếu tố dịch tễ liên quan ổ dịch, liên quan ca nghi mắc sẽ được chỉ định xét nghiệm Covid-19. Vì dịch Covid-19 đã có lây nhiễm cộng đồng, có người lành nhiễm vi rút nhưng không có biểu hiện bệnh, do đó không chủ quan mua thuốc điều trị tại nhà, vì có thể bị nhiễm bệnh nhưng chưa được phát hiện. Như thực tế vừa qua, có trường hợp bệnh nhân (BN) biểu hiện như cảm cúm nhẹ, tự mua thuốc uống. Sau đó, khi được xét nghiệm sàng lọc thì kết quả khẳng định ca bệnh Covid-19”, ông Tuyên cho biết.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội, hồi tháng 4 vừa qua cũng cho thấy, khoảng 50% các trường hợp lây nhiễm không có triệu chứng, chỉ xét nghiệm mới xác định được. Do đó, nhiều khả năng, có trường hợp đã nhiễm bệnh nhưng chưa được phát hiện. Như các BN 243 và 266, từ khi đến nơi có dịch đến khi được phát hiện nhiễm bệnh lên đến 23 và 32 ngày.

PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đặc biệt lưu ý: ''Ngay cả khi vào hè, có nắng to, vi rút có thể bị tiêu diệt dưới ánh nắng mặt trời, nhưng trong nhà, văn phòng, chúng vẫn có thể tồn tại, lây nhiễm nếu có ca bệnh mà không thực hiện phòng chống lây nhiễm''. Chuyên gia này đánh giá: ''Hiện tại, khi đã có ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng, có ''người lành mang trùng'' thì càng cần thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm. Nếu không đeo khẩu trang, không giãn cách, không đảm bảo môi trường thông thoáng thì vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

“Thời điểm hiện tại, chúng ta chỉ là giảm giãn cách và vẫn đang thực hiện các biện pháp chống dịch Covid-19 chứ không phải đã hết dịch. Do đó, mọi người dân vẫn cần tuân thủ các hướng dẫn phòng lây nhiễm, bảo vệ mình và cộng đồng, tuyệt đối không chủ quan”, ông Phu khẳng định.

Theo đánh giá của PGS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Trưởng tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tỷ lệ BN Covid-19 nặng ở VN hiện chiếm khoảng 5% và chưa có tử vong. Tuy nhiên, không nên cho rằng Covid-19 là bệnh nhẹ. BN khởi đầu có thể không có triệu chứng đặc biệt, nhưng 5 - 7 ngày sau, vi rút bùng lên, tấn công khiến BN viêm phổi, tổn thương phổi, lan tỏa, suy hô hấp, thậm chí diễn biến xấu phải thở máy.

Theo thanhnien

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ