Giữ gìn nét đẹp Tết Trung thu

GD&TĐ - Tết Trung thu là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc được mọi người, mọi nhà mong đợi, nhất là trẻ em. Những em có hoàn cảnh khó khăn còn được các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện những chương trình giúp đỡ từ thiện, nhân đạo... 

Giữ gìn nét đẹp Tết Trung thu

Nét đẹp văn hoá truyền thống ấy ngày càng được duy trì phát huy đã tạo ra sự độc đáo của “Lễ hội Trăng Rằm” khích lệ, động viên các em phấn đấu học tập...

Những năm gần đây, khi đời sống kinh tế của người dân được cải thiện, các gia đình, đoàn thể, cộng đồng đã có nhiều điều kiện hơn trong việc lo cho các cháu một cái Tết Trung thu thực sự đủ đầy. Vào dịp Tết Trung thu, trẻ em ở các thành phố, thị xã được bố mẹ mua cho quần áo đẹp và đồ chơi có giá trị, được thỏa thích phá cỗ với đầy đủ hoa quả, nước ngọt, bánh kẹo. Đối với các em nhỏ trong gia đình khá giả hơn còn được bố mẹ cho đi du lịch xa như là một món quà đặc biệt nhân dịp Tết Trung thu. Ở nông thôn, nhiều nơi trẻ em cũng không còn cảnh phải phá cỗ “chay” mà mâm cỗ Trung thu đã được người lớn, các ban, ngành, đoàn thể quan tâm để có được sự đầy đủ hơn. Ở nhiều địa phương, các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ… cũng có nhiều cách mới tổ chức Tết Trung thu tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho các em trước khi bước vào năm học mới.

Mặc dù vậy, không phải tất cả trẻ em đều có điều kiện đón nhận không khí ấm áp, vui tươi trong đêm Trung thu một cách trọn vẹn bởi hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, các em phải bươn chải kiếm sống qua ngày. Nhiều em trong số đó chưa từng được cầm trên tay món đồ chơi hay được ăn chiếc bánh Trung thu như bạn bè cùng trang lứa.

Điều đáng nói nữa là trong khi nhiều trẻ em nghèo không có tiền để mua nổi một chiếc bánh cho có hương vị Tết Trung thu, chưa được biết đến một chiếc đèn ông sao…thì ở thành phố, các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả lại chiều theo ý thích của con, không ngần ngại mua cho con em mình những thứ đồ chơi đầy tính bạo lực, như mặt nạ kinh dị, rồi cả những loại đồ chơi mang tính bạo lực, không phù hợp với việc hình thành nhân cách của trẻ như dao, kiếm, súng… để tụ tập thành từng nhóm rủ nhau chơi những trò chơi đầy tính bạo lực. Cùng với những biểu hiện biến tướng, lai căng của những trò chơi thiếu tính văn hoá, giáo dục, không ít người coi đây là dịp để dùng tiền bạc biếu xén, hối lộ cấp trên, toan tính những mục đích tiêu cực, vụ lợi...

Một Tết Trung thu nữa đang về, để mọi nơi, mọi nhà có một cái Tết Trung thu thật sự có ý nghĩa tươi vui, lành mạnh, công việc cần làm ngay lúc này là mỗi địa phương cần xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động Tết Trung thu cho trẻ em tại địa phương đảm bảo an toàn, thiết thực, hiệu quả, như tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trò chơi truyền thống sinh động, hấp dẫn để thu hút nhiều trẻ em tham gia, qua đó, nhằm giáo dục trẻ em giữ gìn bản sắc tốt đẹp của dân tộc. Bố trí kinh phí, vận động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để bảo đảm cho mọi trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, trẻ em ở vùng biên giới, biển đảo, vùng kinh tế khó khăn được vui Tết Trung thu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bộ trưởng Quốc phòng Italia Guido Crossetto

Italia cảnh báo ông Zelensky

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Italia Guido Crossetto đã cảnh báo Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky chống lại cuộc phản công năm 2023.
Minh họa/INT

Ngộ độc từ bánh mì

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện gửi các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Minh họa/INT.

Cần được cổ vũ, khích lệ

GD&TĐ - Những tối cuối tuần qua (từ ngày 3 - 5/5), khán giả tấp nập tới Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương (Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội).