Thời điểm tốt nhất dạy trẻ kỹ năng giao tiếp

GD&TĐ - Thời điểm tốt nhất để dạy dỗ và củng cố kỹ năng giao tiếp của trẻ là những năm đầu đời.

Thời điểm tốt nhất để dạy dỗ và củng cố kỹ năng giao tiếp của trẻ là những năm đầu đời.
Thời điểm tốt nhất để dạy dỗ và củng cố kỹ năng giao tiếp của trẻ là những năm đầu đời.

Trẻ em học tính kỷ luật, trật tự và các mối quan hệ xã hội bằng cách giao tiếp với bạn bè. Cha mẹ cần lưu ý rằng, phát triển khả năng giao tiếp và củng cố nghệ thuật diễn đạt là một trong những kỹ năng sống mà trẻ cần học.

Tầm quan trọng của giao tiếp

Giao tiếp là khả năng trao đổi ý kiến và cảm xúc với người khác, cả bằng lời nói và cử chỉ. Năng lực giao tiếp là khả năng và mong muốn kết nối với người khác. Hầu hết trẻ em học cách yêu cầu những gì chúng cần, truyền đạt cảm giác cũng như thiết lập và duy trì sự tương tác với người lớn hoặc các bạn.

Mặc dù sự phát triển các kỹ năng giao tiếp không giống nhau ở mỗi đứa trẻ, nhưng có những mốc quan trọng mà chúng ta có thể quan sát được để coi là dấu hiệu cho thấy đứa trẻ đang đạt được tiến bộ phát triển phù hợp.

Ngay cả trước khi một đứa trẻ học nói từ đầu tiên, chúng đã phát triển các cách để truyền đạt nhu cầu của mình. Giao tiếp bắt đầu từ khi trẻ sinh ra, thông qua âm thanh, chuyển động cơ thể và nét mặt. Trẻ sẽ chuyển từ khóc và dụi mũi sang bập bẹ, thủ thỉ, hét và chuyển động cơ thể. Ví dụ, trẻ thường di chuyển chân khi phấn khích, có các cử chỉ như trỏ tay, giao tiếp bằng mắt, mỉm cười, nhăn mặt. Tất cả đều là những phương thức giao tiếp ban đầu.

Trẻ sơ sinh rúc đầu vào ngực mẹ, trẻ 9 tháng tuổi bắt đầu thử những từ đơn giản và sử dụng chỉ tay hoặc cử chỉ. Trẻ 28 tháng tuổi bắt đầu ghép các câu đơn giản với nhau. Trong khi đó, trẻ 3 tuổi trò chuyện với cha mẹ hoặc người chăm sóc sau giờ học, ngoài sân chơi với bạn bè.

Nhiều hành vi của con người được hình thành dưới tác động từ người khác và xã hội xung quanh. Giáo dục trẻ em trong những năm đầu phát triển đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thật không may, những đứa trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp có thể dần trở nên cô lập. Điều đó có thể khiến chúng dễ bị tổn thương về mặt cá nhân, xã hội và tình cảm.

Các hoạt động kỹ năng giao tiếp cho trẻ có thể được thực hiện dưới dạng trò chơi đơn lẻ hoặc theo nhóm.

Các hoạt động kỹ năng giao tiếp cho trẻ có thể được thực hiện dưới dạng trò chơi đơn lẻ hoặc theo nhóm.

Đáp lại cử chỉ của con

Kỹ năng giao tiếp tốt có thể giúp trẻ tăng lòng tự trọng, sự tự tin, cũng như thể hiện bản thân rõ ràng hơn. Đồng thời, giúp trẻ tạo điều kiện giao tiếp với người khác. Trẻ cũng sẽ dễ dàng giao tiếp và triển. Do đó, phụ huynh và các nhà giáo dục có trách nhiệm tạo ra một môi trường tương tác phù hợp. Từ đó, để trẻ có thể đẩy nhanh việc đạt được các mục tiêu học ngôn ngữ và lời nói.

Đồng nghiệp và bạn bè là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình xã hội hóa trẻ em và thanh thiếu niên. Họ ảnh hưởng và bị ảnh hưởng lẫn nhau theo những cách khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh yếu tố này.

Phụ huynh được khuyến khích đáp lại cử chỉ, ánh mắt và âm thanh của con, khi bé phát ra âm thanh. Hoặc, nếu trẻ dang tay ra để được bế, cha mẹ nên phản ứng bằng cách mỉm cười và bế bé lên. Điều đó sẽ cho trẻ thấy rằng, tình cảm là vô cùng quan trọng.

Cha mẹ cũng hãy nói chuyện và lắng nghe con. Nói chuyện hoặc tham gia vào một cuộc trò chuyện với trẻ sẽ khiến chúng cảm thấy thoải mái. Trẻ cũng sẽ hiểu rằng, cha mẹ thích bầu bạn với con.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần dạy con về giao tiếp phi ngôn ngữ. Hành động và nét mặt là những phương tiện giao tiếp khác. Hãy cùng tham gia trò chơi biểu đạt cảm xúc như: Buồn, vui, giận, thẹn,…

Phụ huynh cũng cần tôn trọng và nhận ra cảm xúc của trẻ, bằng cách giúp con phát triển vốn từ vựng về “cảm xúc”. Đọc cùng nhau và khuyến khích tham gia các trò chơi để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp.

Các chuyên gia cho biết, kỹ năng giao tiếp là một khía cạnh quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ và người chăm sóc phải hết sức chú ý để quan sát các mốc giao tiếp này. Trẻ em là những người quan sát và bắt chước tuyệt vời những gì chúng nhìn và nghe thấy xung quanh. Vì vậy, cha mẹ và người chăm sóc phải là những tấm gương tốt để trẻ noi theo.

Trẻ có thể phát triển kỹ năng giao tiếp nhờ trò chơi.

Trẻ có thể phát triển kỹ năng giao tiếp nhờ trò chơi.

Thời điểm tốt nhất dạy trẻ kỹ năng giao tiếp

Dạy trẻ ngôn ngữ chính xác được coi là một trong những quy tắc quan trọng nhất. Học một ngôn ngữ và sử dụng nó đúng cách sẽ nâng cao sự tự tin của trẻ. Đứa trẻ sẽ có nhiều khả năng thể hiện mong muốn của mình một cách chính xác. Trẻ cũng không nên bị trừng phạt hoặc làm bẽ mặt vì nói sai từ.

Ở lứa tuổi lên 4, trẻ dần trở nên hòa đồng hơn. Trẻ thể hiện hầu hết cảm xúc của mình và cố gắng đạt được sự hài lòng từ cha mẹ và những người khác. Song, việc bỏ qua những nỗ lực của trẻ có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi ở tuổi này. Phụ huynh cần củng cố sự tiến bộ của trẻ ở độ tuổi từ 4 – 5. Đồng thời, khuyến khích, khen ngợi vì những điều tích cực mà trẻ đang làm. Khuyến khích không chỉ là mua những món đồ trẻ muốn, mà còn cả bằng lời nói.

Tất cả chúng ta đều biết rằng, con người là những sinh vật xã hội và họ cần phải giao tiếp với những người khác. Sẽ không thể giao tiếp tốt với người khác trừ khi chúng ta có kỹ năng giao tiếp tốt.

Thời điểm tốt nhất để dạy dỗ và củng cố kỹ năng giao tiếp của trẻ là những năm đầu đời. Trên thực tế, bằng cách giáo dục và củng cố kỹ năng giao tiếp của trẻ ngay từ khi con còn nhỏ, chúng ta có thể giúp bé hoà nhập hiệu quả ở cộng đồng và thiết lập các mối quan hệ xã hội trong tương lai.

Ngôn ngữ của trẻ em rất khác so với người lớn. Trẻ học những kỹ năng này thông qua chơi. Tùy theo phản ứng của người lớn, trẻ sẽ nhận ra chúng đã làm điều gì tốt hay xấu.

Giao tiếp thông qua chơi là cách tốt nhất để hiểu trẻ và dạy chúng phân biệt điều tốt - xấu. Các hoạt động kỹ năng giao tiếp cho trẻ có thể được thực hiện dưới dạng trò chơi đơn lẻ hoặc theo nhóm.

Phụ huynh có thể cho trẻ tham gia vào một số hoạt động giao tiếp thú vị. Nhờ đó, giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp và lòng tự trọng. Trong đó, trò chơi Chinese Whisper là một trong những hoạt động mang lại hiệu quả nhất cho kỹ năng giao tiếp của trẻ. Lắng nghe là một thành phần quan trọng của giao tiếp hiệu quả và trò chơi này tập trung vào kỹ năng đó.

Để chơi trò này, tất cả những người tham gia phải ngồi thành vòng tròn. Sau đó, một đứa trẻ ngồi bên phải người chơi sẽ thì thầm một điều gì đó vào tai họ. Người chơi khác nghe thấy điều này và thì thầm với người bên cạnh. Mọi người đều có một lượt. Một khi thông điệp đã được truyền tải hết tới mọi người, nó được công khai. Song, điều thú vị là thông điệp sau khi được nói to ra thường không chính xác so với bản gốc.

Ngoài ra, một trò chơi khác là cha mẹ có thể yêu cầu trẻ vẽ bản đồ cửa hàng yêu thích của chúng, như: Cửa hàng kem hoặc hiệu sách. Cả gia đình hãy cùng nhau xem bản đồ này để bắt đầu cuộc phiêu lưu với trẻ. Khi đến địa điểm trong bản đồ, trẻ sẽ biết liệu mình đã cung cấp manh mối chính xác hay không. Các kỹ năng giải quyết vấn đề, viết và giao tiếp của trẻ sẽ được cải thiện nhờ trò chơi này.

Ngoài ra, “Show and Tell” là một trong những hoạt động giao tiếp mang tính giáo dục cao nhất dành cho trẻ em. Việc phát triển khả năng giao tiếp của trẻ chưa bao giờ dễ dàng và thú vị hơn hoạt động này. Hãy yêu cầu trẻ nghĩ về một câu chuyện, đồ chơi hoặc khu vườn mà chúng thích nhất. Sau đó, cho phép trẻ trình bày một mục tương tự và viết đoạn mô tả gồm năm câu về chủ đề đó. Trò chơi này có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng nói và từ vựng.

Trẻ cũng có thể tham gia trò chơi “20 câu hỏi”. Đây là một cách tuyệt vời để trẻ học cách đặt câu hỏi và cộng tác trong các ý tưởng. Trẻ tạo thành một vòng tròn và sau đó thay phiên nhau đứng ở giữa vòng tròn. Sẽ có một vai trò hoặc tính cách nhất định cho đứa trẻ ở trung tâm. Tất cả những đứa trẻ khác trong nhóm nhận được 20 câu hỏi để cố gắng tìm ra vai trò của người ở trung tâm.

Phụ huynh cũng có thể gợi ý để nhóm trẻ tham gia trò đoán đồ vật. Hãy bịt mắt một đứa trẻ trong nhóm. Tiếp theo, yêu cầu những đứa trẻ khác chọn một món đồ trong phòng. Đứa trẻ bị bịt mắt cần các bạn khác mô tả đồ vật. Các mô tả cần rõ ràng, rành mạch để trẻ bị bịt mắt có thể đoán đó là đồ vật gì. Đây là một trong những trò chơi giao tiếp phổ biến nhất dành cho trẻ em.

Các chuyên gia nhấn mạnh, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cải thiện sự hiện diện của trẻ trong xã hội. Đồng thời, kỹ năng giao tiếp tốt còn có thể giúp trẻ đạt thành công trong học tập và nghề nghiệp sau này.

Theo Dreamer Nursery

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ