Thoát nghèo từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách

GD&TĐ - Nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhờ được hỗ trợ nguồn vay tín dụng chính sách xã hội đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thoát nghèo từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách

Sử dụng nguồn vay đúng mục đích

Trước đây gia đình bà Nguyễn Thị Xuân, ngụ ấp Tân Lợi A, xã Tạ An Khương Nam, huyện Đầm Dơi gặp nhiều khó khăn do ít đất, không vốn sản xuất. Sau khi được Ngân hàng chính sách xã hội huyện giải ngân cho vay 50 triệu đồng.

Với số vốn có được, bà Xuân đã cải tạo 1 công đất vườn, dưới ao nuôi cá nước ngọt, trên bờ trồng các loại hoa màu kiếm thêm thu nhập. Nhờ chịu khó lao động sản xuất, tích lũy, cuộc sống gia đình bà Xuân đã có nhiều khởi sắc.

“Lúc trước không vốn, muốn làm ăn, mua bán, thực hiện mô hình gì cũng không được. Nhờ vay được nguồn vốn từ tín dụng chính sách mà tôi mới có thể thực hiện được mô hình chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế gia đình.

Hiện tại cuộc sống gia đình tôi cũng thoải mái hơn, mấy đứa cháu tôi được cho ăn học đàng hoàng, không phải bỏ học giữa chừng. Hằng tháng, tôi đều để dành một khoản tiền để trả lãi và gửi tiết kiệm theo quy định”, bà Xuân nói.

tin dung chinh sach 4.jpg
Gia đình anh Võ Văn Thu thu hoạch sò huyết.

Vào tháng 9/2023, gia đình anh Võ Văn Thu ngụ khóm Ngọc Hườn, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước được giải ngân 50 triệu đồng từ nguồn vốn tín dụng chính sách để thực hiện mô hình nuôi sò huyết thương phẩm.

Với số tiền này, anh Thu mua 50kg sò huyết giống để thả nuôi. Sau gần 10 tháng nuôi, sò huyết của anh Thu có trọng lượng từ 90-100 con/kg, gia đình anh thu hoạch được trên 1 tấn sò thương phẩm và bán với giá từ 85 – 95 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, vụ nuôi sò huyết đầu tiên, gia đình có lãi trên 60 triệu đồng.

“Tôi có 10 công đất nuôi tôm cua kết hợp nhưng hiệu quả không cao nên kinh tế gia đình gặp khó khăn. Được hỗ trợ vay nguồn vốn tín dụng chính sách để nuôi sò huyết tôi thấy hiệu quả hơn.

Hiện thu nhập gia đình từ tôm, cua, sò trên 120 triệu đồng/năm. Nếu tôi có thể mua con giống có kích cỡ lớn hơn thì có thể nuôi được 2 vụ/năm và hiệu quả kinh tế sẽ còn cao hơn”, anh Thu phấn khởi chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Xuân và Anh Võ Văn Thu chỉ là 2 trong số nhiều trường hợp ở Cà Mau được hỗ trợ vay vốn tín dụng chính sách xã hội, vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

tin dung chinh sach 3.jpg
Nhiều gia đình thoát được nghèo nhờ tiếp cận vốn vay tín dụng chính sách thực hiện mô hình phát triển kinh tế.

“Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện cho vay 12 chương trình tín dụng chính sách. Qua đó, có gần 20.000 hộ dân được vay vốn thông qua mạng lưới 392 tổ tiết kiệm và vay vốn và tỉ lệ thu lãi đạt 100%, tỉ lệ thu nợ gốc đến hạn đạt 96,85%.

Nhờ tiếp cận được nguồn vốn chính sách, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện giảm đáng kể. Hiện tại, trên địa bàn huyện Đầm Dơi còn 961 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 2,2%, hộ cận nghèo còn 812 hộ, chiếm tỉ lệ 1,86%”, ông Mai Quốc Vương, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đầm Dơi thông tin.

Giúp 65.000 hộ dân vượt qua ngưỡng nghèo

Tính đến ngày 30/6/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Cà Mau đạt 4.300 tỉ đồng, tăng trên 2.800 tỉ đồng so với năm 2014.

Đến nay, toàn tỉnh đã giải ngân cho 645.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn phát triển sản xuất, góp phần giúp cho gần 65.000 hộ dân vượt qua ngưỡng nghèo, kéo giảm tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 4,9% (2014) xuống còn 1,56% cuối năm 2023.

Ngoài ra, nguồn vốn vay tín dụng chính sách xã hội còn giải quyết việc làm cho 97.000 lao động, giúp cho 35.000 học sinh, sinh viên có vốn để trang trải chi phí học tập; xây dựng 275.000 công trình nước sạch và cầu vệ sinh; xây dựng trên 12.700 căn nhà cho người nghèo theo Quyết định số 33 của Thủ tướng Chính phủ.

tin dung chinh sach 50.jpg
Cán bộ ngân hàng chính sách xã hội giải ngân nguồn vốn vay cho người dân.

“Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% các ấp, khóm trong toàn tỉnh, qua đó tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi và kịp thời.

Hiện nay, có 90% dư nợ tín dụng chính sách được tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, nông thôn, giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, chú trọng ưu tiên tập trung vốn cho vay tại các ấp, xã đặc biệt khó khăn, các địa phương có tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, vùng khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Dư nợ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại 65 ấp, 07 xã vùng đặc biệt khó khăn trên 396 tỉ đồng, với gần 13.500 khách hàng còn dư nợ”. Ông Nguyễn Quốc Bảo, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cà Mau cho biết.

tin dung chinh sach 2.jpg
Nông dân vay vốn tín dụng chính sách thực hiện mô hình chăn nuôi hiệu quả.

Mới đây, ngày 15/7, tại hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tín dụng chính sách xã hội của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp, ngành, đoàn thể trên địa bàn trong thời gian qua.

Đồng thời, chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, tham mưu cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến tín dụng chính sách xã hội phù hợp trong điều kiện phát triển, tình hình mới.

“Từng bước, mở rộng đối tượng chính sách xã hội được vay vốn, nâng mức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với mục tiêu của từng chương trình và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Cần tập trung phấn đấu đến năm 2030, 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn và tiếp cận các dịch vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Tiếp tục nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù”, ông Nguyễn Tiến Hải lưu ý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.