Thợ lặn treo cờ Trung Quốc lên xác tàu chiến Nhật dưới đáy biển

Quan hệ Trung- Nhật đang thêm căng thẳng sau khi những thợ lặn vô danh đã tỏ ra thiếu tôn trọng những người đã khuất, treo một lá cờ lớn của Trung Quốc lên một xác tàu chiến của Nhật ngoài khơi quốc đảo Palau tại Thái Bình Dương.

Thợ lặn treo cờ Trung Quốc lên xác tàu chiến Nhật dưới đáy biển
Thợ lặn treo cờ Trung Quốc lên xác tàu chiến Nhật dưới đáy biển. (Ảnh:
Thợ lặn treo cờ Trung Quốc lên xác tàu chiến Nhật dưới đáy biển. (Ảnh: SCMP)
Tờ SCMP hôm nay 24/3 đưa tin trên và cho biết lá cờ được phát hiện ngày 21/3, buộc trên con tàu chở dầu Iro của Hải quân Đế quốc Nhật, bị đánh đắm vào tháng 3/1944. Các thợ lặn đã phát hiện và chụp ảnh lá cờ này.
Theo một điều phối viên lặn biển trong khu vực Palau, con tàu này rất nổi tiếng trong vùng, bởi nó nằm ở vị trí cách cảng lớn chỉ khoảng 15 phút đi thuyền.
Tàu Iro trước đó từng bị ngư lôi của tàu ngầm USS Tunny của hải quân Mỹ tấn công khi đang đi từ Philippines đến Palau, nhưng vẫn có thể cập bến Urukthapel. Tuy nhiên, khi tàu này cùng tàu chị em là Sata đang neo đậu tại bến này, hai con tàu bị tấn công một lần nữa, và chìm vào ngày 31/3/1944.
Tàu Iro nằm nghiêng sang phải tại đáy biển có độ sâu 40 m, với một khẩu súng lớn vẫn còn chĩa lên ở phía trên tàu. Hiện các thợ lặn vẫn được cảnh báo không nên đến gần xác tàu này bởi vẫn còn các đầu đạn chưa phát nổ.
SCMP dẫn lời giảng viên lịch sử đã về hưu Hiromichi Motekim, người hiện đang là Tổng thư ký của một hiệp hội lịch sử cánh hữu Nhật Bản, cho biết ông không ngạc nhiên trước “hành động khiêu chiến và thiếu suy nghĩ” của những người đặt lá cờ, mà ông nghi là người Trung Quốc.
"Đương nhiên là tôi rất tức giận nhưng tôi không hề cảm thấy ngạc nhiên", ông Moteki nói. "Người Trung Quốc cho rằng họ có thể làm bất cứ điều gì và hành động này cũng không ngoại lệ. Họ liên tục thực hiện những hành động khiêu khích và điều này không khiến tôi lấy làm lạ, nhưng tôi hy vọng rằng lá cờ đã được gỡ bỏ".
Hiện chưa rõ danh tính hay bất kỳ thông tin nào về những thợ lặn giăng lá cờ trên tàu Iro. Sự việc này cũng chưa được truyền thông Trung Quốc khai thác rộng rãi, nhưng các trang lớn như Thời báo Hoàn Cầu đã đăng tải một số bức ảnh lá cờ nước này trên xác tàu chiến Nhật.
Dù một số ý kiến ca ngợi đây là "hành động ái quốc", hành động này đang vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ nhiều người dùng Internet Trung Quốc.
"Khoe khoang cái gọi là “lòng tự hào dân tộc” của họ phá hoại hình ảnh Trung Quốc, tôi chỉ có thể nói rằng họ là những đồng hương thua cuộc của chúng ta", một người viết trên mạng xã hội phổ biến ở nước này là Weibo.
Một số người nói rằng “Nhật Bản phải xấu hổ khi nghĩ đến quá khứ của mình, nhưng Trung Quốc cũng có một nỗi ô nhục mang tên “du khách Trung Quốc”, một người dùng Weibo khác chia sẻ.
Hành động nhạy cảm trên được cho là có tính toán trong bối cảnh 4 nhóm cán bộ được Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản cử đi, mới đây đã đến Palau để xúc tiến một cuộc tìm kiếm mới hài cốt binh lính Nhật thiệt mạng trên đảo Peleliu.
Giữa tháng sau, Nhật hoàng và Hoàng hậu Nhật Bản cũng dự kiến có chuyến thăm cấp nhà nước đến Palau nhân kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Họ sẽ đến viếng các đài tưởng niệm các binh lính thuộc cả hai phe đã thiệt mạng trên quốc đảo này.
Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...