Thiếu nữ Ai Cập tử vong do hủ tục cắt bỏ bộ phận sinh dục

Manar Moussa 17 tuổi đi cắt bỏ âm vật theo phong tục địa phương rồi đột quỵ trong khi gây mê, tử vong.


Một thiếu nữ đi ngang qua biểu ngữ chống cắt bỏ âm vật. Ảnh:AFP.
Một thiếu nữ đi ngang qua biểu ngữ chống cắt bỏ âm vật. Ảnh:AFP.

Sự việc khiến cơ quan y tế Ai Cập đóng cửa bệnh viện và tiến hành điều tra bác sĩ đã thực hiện ca cắt bỏ bộ phận sinh dục cho cô gái xấu số.

Theo CBS News, hủ tục hàng trăm năm này đã bị lên án từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn còn rất phổ biến. Ước tính 90% phụ nữ Ai Cập từng trải qua một hình thức cắt bỏ bộ phận sinh dục nào đó.

Lotfi Abdel-Sameeia, quan chức cấp cao của Bộ Y tế Ai Cập cho biết Manar Moussa cùng em gái sinh đôi đã đi cắt bỏ bộ phận sinh dục ở Suez vào thứ bảy tuần trước. Người em sống sót còn Manar chết vì đột quỵ bất ngờ trong khi gây mê.

Giới chức quyết định truy tố 2 bác sĩ cùng người đứng đầu cơ sở y tế nơi chị em Manar đã đến làm thủ thuật. Họ bị cáo buộc thực hiện hủ tục bị cấm gây ra cái chết của thiếu nữ. Abdel-Sameeia nói thêm, bệnh viện này đã nhiều lần bị cảnh cáo về chất lượng làm việc, ngoài ra còn thiếu đơn vị chăm sóc đặc biệt.

Bà Vivian Fouad phụ trách chương trình chống hủ tục cắt âm vật phụ nữ của Bộ Y tế Ai Cập, gọi vụ việc trên là "tội ác của tội phạm dưới danh bác sĩ". Năm 2015, một bác sĩ đã phải ngồi tù 2 năm vì đã cắt âm vật một bé gái khiến cháu tử vong.

Cắt bỏ âm vật nữ (FGM) còn gọi là cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ hay cắt bao quy đầu nữ, là nghi lễ cắt bỏ một phần hay toàn bộ cơ quan sinh dục bên ngoài của nữ giớinhằm kiểm soát tính dục. Năm 2012, Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết toàn cầu về cấm cắt âm vật.
Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.