Thiên thạch phát nổ trên bầu trời Botswana

GD&TĐ - 8 giờ sau khi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện ra một thiên thạch hướng về Trái đất vào 2/6, thiên thạch này đã vào khí quyển trên bầu trời Botswana và một số camera an ninh đã ghi lại được hình ảnh.

Thiên thạch phát nổ trên bầu trời Botswana

Thiên thạch có tên gọi 2018 LA đã xâm nhập khí quyển Trái đất với vận tốc gần 62 ngàn km/h – trang tin Space.com cho biết.

Hình ảnh thiên thạch phát nổ sau đó đã được chia sẻ trên các mạng xã hội.

“Việc phát hiện ra thiên thạch 2018 LA mới là lần thứ 3 một thiên thạch được phát hiện trên một quỹ đạo có tác động” – ông Paul Chodas – quản lý Trung tâm Nghiên cứu đối tượng Cận Địa (CNEOS) của NASA cho biết.

Trước 2018 LA, các quan chức NASA cũng đã dự đoán được sự tác động của thiên thạch 2008 TC3 ở Sudan vào tháng 10/2008 và thiên thạch 2014 AA trên Đại Tây Dương vào tháng 1/2014. Trang tin Space.com dự đoán 2008 TC3 được phát hiện khoảng 19 giờ trước khi va chạm trong khi đó 2008 TC3 được phát hiện trước vài giờ.

Với kích cỡ khoảng 8 mét, các quan chức nhấn mạnh rằng thiên thạch 2018 LA quá nhỏ để gây ra tổn thất giống như năm 2013 khi một thiên thạch cỡ 17 mét phát nổ trên bầu trời Chelyabinsk của Nga. Vụ nổ này khiến hơn 1.000 người bị thương vì kính vỡ từ các cửa sổ.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.