Thi THPT quốc gia: Cả điểm liệt và điểm 10 đều giảm

Thi THPT quốc gia: Cả điểm liệt và điểm 10 đều giảm

Các môn có tỉ lệ trên trung bình (từ 5 điểm) cao nhất là: Giáo dục công dân: 97,6%; Ngữ văn: 75,09%; Địa lí: 74,66%.

Các môn có tỉ lệ trên trung bình thấp nhất là: Ngoại ngữ: 17,01%; Lịch sử: 20,36%. Các môn còn lại, tỉ lệ trên trung bình nằm trong khoảng từ 42% đến 55%.

Số thí sinh đạt điểm giỏi (từ 8 trở lên) là 6.305 em chiếm tỉ lệ khoảng 7,96%, trong đó những môn có tỉ lệ cao là: Giáo dục công dân: 41%; Ngữ văn: 6,56%; Địa lí: 6,17%; Hóa học: 5,55%.

Số thí sinh đạt điểm 9 trở lên là 1.340 em chiếm tỉ lệ 1,69%, trong đó những môn có tỉ lệ cao là: Giáo dục công dân: 11,06%; Địa lí: 1,29%; Hóa học: 0,68%.

Toàn tỉnh có 29 điểm 10 (Toán: 01; Hóa học: 01; Địa lí: 06; GDCD: 17; Tiếng Anh: 02; Tiếng Pháp: 02).

Các môn còn lại không có điểm 10, điểm cao nhất của các môn này như sau: Môn Vật lí: 9,5 (1 thí sinh); môn Sinh học: 9,75 (1 thí sinh); môn Ngữ văn: 9,75 (1 thí sinh); môn Lịch sử 9,5 (6 thí sinh).

Số thí sinh bị điểm liệt (0,75 hoặc bằng 1) là hơn 50 em (giảm nhiều so với năm 2017). Các môn không có điểm liệt là: Sinh học, Địa lí và Giáo dục công dân. Không có thí sinh nào có bài thi bị điểm 0.

Theo số liệu tổng hợp ban đầu, nếu không tính thí sinh tự do, tỉ lệ tốt nghiệp của toàn tỉnh ước tính khoảng 99%, trong đó GD THPT khoảng 99,3%; GDTX khoảng 96%.

"Theo Lịch tổ chức Kỳ thi THPT năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 11/7/2018, các Hội đồng thi trong cả nước sẽ đồng loạt thông báo kết quả cho thí sinh. Tại Phú Thọ, đến ngày 10/7/2018 việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng để giúp thí sinh tra cứu điểm thi đã hoàn tất“ – ông Nguyễn Minh Tường cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chiếc xe đưa đón học sinh bị lật khiến nhiều người bị thương.

Lật xe đưa đón học sinh ở Gia Lai

GD&TĐ - Xe chở khoảng 20 học sinh các trường THCS và THPT ở Gia Lai bị lật khiến nhiều em bị thương được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Khi thấy con đổ lỗi, cha mẹ cần đồng hành giúp con hình thành kỹ năng nhận trách nhiệm. Ảnh: Hoàng Toàn.

Dạy trẻ biết nhận lỗi, không đổ thừa

GD&TĐ - Trong hành trình trưởng thành của con trẻ, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Việc dạy trẻ tự nhận lỗi, không đổ thừa cho người khác sẽ ảnh hưởng đến nhận thức đúng và sai của trẻ sau này.