Thí sinh 52 tuổi thi đại học lần thứ 23

Sau 22 lần thất bại, người đàn ông 52 tuổi quyết tâm chinh phục kỳ thi đại học ở Trung Quốc với mong muốn đạt điểm cao.

Thí sinh 52 tuổi thi đại học lần thứ 23

Ngày 27/6, ông Liang Shi đến từ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, tham gia kỳ thi cao khảo (gaokao) lần thứ 23 trong đời. Thí sinh đặc biệt sinh năm 1967 này là con thứ tư trong gia đình có 5 anh em ở tỉnh Tứ Xuyên. Ông cho biết cha mẹ mong muốn các con vào đại học nhưng chưa ai thực hiện được.

Ông tham gia kỳ thi đại học đầu tiên năm 1983 với sự khuyến khích, hỗ trợ từ thầy cô và cha mẹ. Do ham chơi và lười học, ông thi trượt 3 năm liên tiếp. Sau đó, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông phải đi làm kiếm sống.

Thi sinh 52 tuoi thi dai hoc lan thu 23 hinh anh 1

Ông Liang Shi đang ôn bài, chuẩn bị cho kỳ thi. (Ảnh: China Daily)

Để hoàn thành ước mơ và tâm nguyện của cha mẹ, từ năm 1987 đến 1991, người đàn ông này đều đi thi đại học nhưng không đỗ. Năm 2001, Trung Quốc bãi bỏ quy định về tuổi đối với người thi cao khảo. Từ đó, "sĩ tử đặc biệt" tiếp tục đăng ký thi năm 2002.

Năm 2016, ông đạt 453 điểm. Năm 2018, thí sinh này đạt vừa đủ 469 điểm để đỗ đại học. Thế nhưng, ông không nhập học vì cho rằng số điểm chưa như mong muốn.

Liang Shi chia sẻ ông cảm thấy áp lực khi mọi người thắc mắc về việc đi thi của mình. Đặc biệt, ông muốn học ở môi trường tốt chứ không đơn thuần chỉ lấy tấm bằng.

Thi sinh 52 tuoi thi dai hoc lan thu 23 hinh anh 2

Từ năm 1987 đến 1991, ông Liang Shi đi thi đại học nhưng chưa đỗ. (Ảnh: China.org.cn)

Để chuẩn bị cho kỳ thi đại học năm nay, sĩ tử 52 tuổi cho biết ông luyện tập với nhiều bài thi thử. Tuy nhiên, những năm gần đây, ông thấy mình chậm chạp hơn và không có nhiều thời gian ôn thi như sĩ tử khác.

Mục tiêu của ông là trúng tuyển Đại học Tứ Xuyên, và mức điểm phải đạt là 600. Nguyện vọng hai của sĩ tử này là Đại học Sư phạm Tứ Xuyên.

Theo vtc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.