Thí điểm đánh giá theo Dự thảo Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại Tiền Giang

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tiền Giang là tỉnh đầu tiên thí điểm nhằm đánh giá tính xác thực và cơ sở xây dựng và ban hành Thông tư về chuẩn PTTE 5 tuổi trong thời gian tới.

Các chuyên gia thực hiện đánh giá thử nghiệm chuẩn PTTE 5 tuổi tại Tiền Giang.
Các chuyên gia thực hiện đánh giá thử nghiệm chuẩn PTTE 5 tuổi tại Tiền Giang.

Sự cần thiết của Chuẩn Phát triển trẻ em 5 tuổi

Thực hiện kế hoạch số 229/ KH-BGDĐT ngày 08/3/2022 của Bộ GD&ĐT về việc triển khai nhiệm vụ soạn thảo Thông tư quy định về chuẩn phát triển trẻ em (PTTE) 5 tuổi, từ ngày 17-19/10/2023, Bộ GD&ĐT đã tổ chức thử nghiệm đánh giá sự phát triển của trẻ theo Dự thảo chuẩn PTTE 5 tuổi tại tỉnh Tiền Giang.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, chuyên viên Vụ GD Mầm non (MN), Bộ GD&ĐT, trưởng nhóm thử nghiệm, Dự thảo chuẩn PTTE 5 tuổi gồm 6 lĩnh vực, 22 chuẩn và 68 chỉ số. Các chuẩn trong “Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi” đã được thiết kế cho trẻ em Việt Nam nhằm tạo cơ hội khuyến khích sự phát triển tối ưu thông qua môi trường giáo dục và cơ hội học tập của trẻ.

Thực tế triển khai hoạt động theo chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại cơ sở GDMN.

Thực tế triển khai hoạt động theo chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại cơ sở GDMN.

Những chuẩn này có thể được sử dụng với bất kỳ ai quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung, trẻ em 5 tuổi nói riêng, gồm: cha mẹ hay người chăm sóc nuôi dưỡng, giám hộ, nhà giáo dục, bác sĩ nhi khoa, chuyên gia GDMN, các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và người thực hiện các chính sách giáo dục, cũng như các tác nhân khác tham gia vào GDMN.

Với đa dạng mục tiêu sử dụng, “Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi” không chỉ hướng dẫn về sự phát triển tối ưu của trẻ 5 tuổi, mà còn làm căn cứ xây dựng và phát triển chương trình giáo dục mầm non quốc gia, địa phương, nhà trường; Đánh giá chất lượng và điều chỉnh chương trình giáo dục trẻ; Cải thiện và nâng cao năng lực của đội ngũ nhà giáo.

Các giáo viên mầm non Tiền Giang đánh giá cao dự thảo Bộ chuẩn thử nghiệm phát triển trẻ em 5 tuổi.

Các giáo viên mầm non Tiền Giang đánh giá cao dự thảo Bộ chuẩn thử nghiệm phát triển trẻ em 5 tuổi.

Phát triển các nguồn tài liệu nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc - giáo dục trẻ; Giám sát quốc gia về giáo dục và đề xuất chính sách phát triển GDMN Việt Nam, khu vực và quốc tế. Việc thực hiện văn bản này sẽ có tác động trực tiếp đến nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em và hướng đến chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng học tập chính thức ở trường tiểu học và cuộc sống trong tương lai.

Đánh giá từ thực tế

Nhóm chuyên gia trung ương bao gồm cán bộ nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu GDMN, Ban nghiên cứu đánh giá GD, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, chuyên viên Vụ Giáo dục Mầm non (GDMN) đã tập huấn hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho 15 đánh giá viên tỉnh Tiền Giang tiến hành thử nghiệm đánh giá trẻ 5 tuổi theo Dự thảo Chuẩn PTTE 5 tuổi một cách toàn diện các lĩnh vực: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ - giao tiếp, tình cảm – quan hệ xã hội, thẩm mỹ và tiếp cận với việc học.

Các chuyên gia ghi nhận thực tế tại các cơ sở GDMN tại Tiền Giang.

Các chuyên gia ghi nhận thực tế tại các cơ sở GDMN tại Tiền Giang.

Nhóm mẫu 120 trẻ 5 tuổi, 120 giáo viên, 120 phụ huynh tham gia đánh giá thử nghiệm được lựa chọn ngẫu nhiên, đến từ các trường đại diện cho vùng thuận lợi (Trường Mầm non công lập Hoa Hồng và Trường Mầm non tư thục Hùng Vương, thành phố Mỹ Tho) và Trường Mầm non công lập Hội Xuân, huyện Cai Lậy đại diện vùng khó khăn. Tổ chức Save the Children Việt Nam đồng hành hỗ trợ hoạt động thử nghiệm này.

Chương trình thử nghiệm bao gồm: đánh giá trẻ trực tiếp ở các lĩnh vực phát triển Thể chất, Nhận thức, Ngôn ngữ, Tình cảm - QHXH, Thẩm mỹ, Tiếp cận với việc học; Quan sát trẻ qua hoạt động tạo hình; giáo viên trực tiếp dạy trẻ và cha mẹ trẻ trả lời phiếu hỏi. Thông tin về trẻ, qua đó có thêm thông tin khách quan cho việc đánh giá các chỉ số.

Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi được đánh giá sát với thực tế và phù hợp với trẻ.

Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi được đánh giá sát với thực tế và phù hợp với trẻ.

Kết quả thử nghiệm cung cấp những thông tin, số liệu thực tiễn có độ tin cậy cao về tính xác thực của các chuẩn, chỉ số trong Dự thảo chuẩn PTTE 5 tuổi, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, trách nhiệm của cha mẹ trẻ và cộng đồng tại địa phương trong những chương trình phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em 5 tuổi.

Bà Huỳnh Thị Phượng, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang, cho biết: Chương trình thử nghiệm lần này đã mang lại một cơ hội trau dồi chuyên môn quý báu cho đội ngũ giáo viên mầm non của tỉnh, giúp giáo viên được học hỏi và nâng cao kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ năm tuổi ở tất cả các lĩnh vực phát triển từ những chuyên gia hàng đầu.

Trẻ hào hứng tự tin tham gia các hoạt động.

Trẻ hào hứng tự tin tham gia các hoạt động.

Cô Nguyễn Thùy Lan, Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Hồng, một trong ba trường tham gia thử nghiệm chia sẻ: “Mặc dù thời gian thử nghiệm chưa nhiều nhưng chúng tôi đã học hỏi được phong cách làm việc khoa học, đầy tâm huyết và rất hiệu quả của các chuyên gia…, chúng tôi ước rằng khoảng cách giữa 2 miền Nam Bắc thêm gần để chúng tôi có cơ hội được học tập, giao lưu cùng các thầy cô chuyên gia, để có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức cho bản thân và nhà trường”.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, cho biết: Qua khảo sát tại các cơ sở GDMN đoàn đã đến, hầu hết giáo viên và phụ huynh các trường đều bày tỏ mong muốn sau đợt thử nghiệm lần này, Bộ GD&ĐT sớm ban hành Bộ chuẩn phát triển cho trẻ 5 tuổi để đưa vào sử dụng chính thức nhằm làm căn cứ xây dựng và phát triển, hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN trong nhà trường, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em 5 tuổi vào lớp 1.

Với tâm thế sẵn sàng, bé 5 tuổi tại các trường mầm non Tiền Giang đã mong đợi tham gia thử nghiệm mà không hề lo lắng hay lúng túng. Các bé đã mạnh dạn tham gia các hoạt động và tự tin trả lời các câu hỏi, thích thú khi được gọi tên, được tham gia các trò chơi, hoạt động như “Hoàng Vinh bắt bóng lần 1, Hoàng Vinh bắt bóng lần 2, Minh Ngọc chạy 20m…” khi thực hiện xong, các bé cười vui vẻ và khoe với ba mẹ “hôm nay con trả lời hết các câu hỏi của cô, con được gọi tên nhiều lần chơi và vận động, con được các cô khen và tặng nhiều quà nữa, các con chỉ mong các cô chuyên gia trở lại lần nữa để xem các con đã tiến bộ như thế nào.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

TikTok 'lâm nạn' ở Mỹ

GD&TĐ - Lần thứ hai trong không đầy 4 năm, ứng dụng TikTok bị đưa vào vòng ngắm của chính quyền Mỹ.
Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.