Thêm một địa điểm xin chữ Tết

GD&TĐ - Năm nay sẽ có thêm một địa điểm xin chữ lý tưởng để du khách gần xa lựa chọn đó là Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam tại Xóm Tiềng, Bắc Phong, Cao Phong, Hòa Bình.

Các em nhỏ trải nghiệm viết thư pháp tại Công viên Di sản
Các em nhỏ trải nghiệm viết thư pháp tại Công viên Di sản

Trải nghiệm viết thư pháp

Đến với nơi đây, du khách không những được dạo thăm cảnh sắc thiên nhiên trong lành kết hợp những bản nhạc du dương thư giãn mà còn được chiêm ngưỡng trình diễn thư pháp, trải nghiệm viết thư pháp cùng các thầy đồ.

Theo phong tục truyền thống, người dân thường đến xin chữ về treo với hy vọng một năm mới sức khỏe, bình an, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn. Tùy vào mục đích và lứa tuổi, người xin chữ sẽ được tư vấn chọn chữ phù hợp.

Xin chữ - nét đẹp văn hóa truyền thống
Xin chữ - nét đẹp văn hóa truyền thống 

Thông thường, thanh niên, học sinh thường xin chữ Minh, Trí, Tuệ, Đạt… để tự nhắc nhở bản thân thu nạp kiến thức, cầu thi cử đỗ đạt. Người trung tuổi hay chọn chữ An, Phúc, Đức, Tâm… mong một năm mới nhiều bình an, gia đình hòa thuận. Vừa viết chữ, ông đồ vừa giảng giải ý nghĩa của từng nét cho người xin chữ để họ có thể hiểu được hết những ý nghĩa sâu sắc của từng chữ, qua đó thấu hiểu thêm về một nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Những ước vọng tốt đẹp cho một năm mới hạnh phúc, bình an sẽ được hiện ra dưới nét chữ các thầy đồ. Đó không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật thư pháp mà còn bộc lộ tấm lòng, tính cách, tâm hồn và cả sự sáng tạo của mỗi cá nhân.

Đây là một địa điểm lý tưởng để du khách trải nghiệm, được hòa mình vào không khí xuân và đặc biệt là chọn cho mình một bức thư pháp như kỳ vọng cho một năm mới hạnh phúc, may mắn.

Trò chơi sử dụng bộ bài bằng các chữ cái tiếng Việt

Dịp Tết Kỷ Hợi 2019, đến công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam, bên cạnh những trò chơi dân gian hấp dẫn đó có lẽ điều thú vị hơn cả với mỗi đứa trẻ khi đến đây là được trải nghiệm một trò chơi trí tuệ riêng có ở Công viên Di sản tại Việt Nam.

Đó là trò chơi sử dụng bộ bài bằng các chữ cái tiếng Việt của PGS.TS Trần Vĩnh Phúc, là một công trình khoa học tâm đắc của nhà khoa học từ những năm 1978, nhằm giúp cho người chơi phát triển ngôn ngữ (nhớ được hình ảnh các chữ cái và phát triển vốn từ qua việc đặt câu cho mỗi chữ cái đó).

Hình ảnh từng lá bài trong Bộ bài ngôn ngữ của PGS.TS Trần Vình Phúc, từ năm 1978
Hình ảnh từng lá bài trong Bộ bài ngôn ngữ của PGS.TS Trần Vình Phúc, từ năm 1978 

Ngoài ra, trò chơi có thể kết hợp nhiều lứa tuổi (cả trẻ em và người lớn) để tạo nên một không khí vui vẻ, náo nhiệt cho mỗi nhóm chơi. Bộ bài là một trong số những hiện vật được lựa chọn trưng bày trong triển lãm “Thẳm sâu trong từng kỷ vật” hiện đang được tổ chức tại Tòa nhà Di sản (S1) trong công viên.

Các gia đình cùng tham gia trò chơi bài ngôn ngữ thú vị
Các gia đình cùng tham gia trò chơi bài ngôn ngữ thú vị 
Điều đặc biệt, mỗi lá bài in chữ cái và hình ảnh về đất nước – con người – văn hóa của nước Việt và Di sản văn hóa thế giới, đã gợi trí tò mò về lịch sử của đất nước qua mỗi lá bài đó. Bởi vậy, sau khi triển lãm đã có gần 100 bộ bài được du khách, một số trường học mua lại để làm giáo cụ trực quan cho con em mình học chữ, tổ chức trò chơi trí tuệ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.