Nhộn nhịp người xin chữ, mua tranh ở phố ông đồ Tây Đô ngày giáp Tết

GD&TĐ - Những ngày giáp Tết, không khí rộn ràng tràn ngập phố ông Đồ tọa lạc trên đường Trần Quốc Toản (TP Cần Thơ). Nơi đây thu hút đông đảo người dân thành phố và du khách các tỉnh lân cận đến tham quan, xin chữ cầu may…

Nhộn nhịp người xin chữ, mua tranh ở phố ông đồ Tây Đô ngày giáp Tết

Mỗi độ xuân về, phố ông Đồ ở TP Cần Thơ lại tấp nập dòng người đi xin chữ, mua tranh, chụp hình lưu niệm.

Phố ông Đồ có khoảng chục gian hàng thư pháp bày biện giấy đỏ, mực tàu đẹp mắt thu hút người xem. Đây là nét đẹp văn hóa trong dịp tết cổ truyền của dân tộc, nhiều người dân tranh thủ đến để chiêm ngưỡng, thưởng tranh, xin chữ và chụp ảnh…

Họa sĩ Thiện Nhân - CLB Thư pháp trực thuộc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch TP Cần Thơ, cho biết: “Năm nay du khách đến sớm hơn mọi năm, đông hơn, đặc biệt nhiều đoàn khách nước ngoài bày tỏ sự ấn tượng khi xem họa sĩ thể hiện các sản phẩm thư pháp. Thế hệ ông Đồ cũng dần dần trẻ hóa, nhiều trẻ nhỏ đã viết thư pháp đẹp mắt. Khách đến phố ông Đồ năm nay hầu như thích các chữ như Phúc, Bình An, Cát Tường Như Ý…”. 

Em Lê Thị Minh Anh - học sinh Trường THPT Tầm Vu (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang), hào hứng: “Em với các bạn rất thích cảnh vật được bài trí ở phố ông Đồ năm nay nên rủ nhau đến tham quan và chụp ảnh kỉ niệm với áo dài”.

Sau đây là một số hình ảnh phố ông Đồ ở TP Cần Thơ:

Nhộn nhịp người xin chữ, mua tranh ở phố ông đồ Tây Đô ngày giáp Tết ảnh 1Nhộn nhịp người xin chữ, mua tranh ở phố ông đồ Tây Đô ngày giáp Tết ảnh 2Nhộn nhịp người xin chữ, mua tranh ở phố ông đồ Tây Đô ngày giáp Tết ảnh 3Nhộn nhịp người xin chữ, mua tranh ở phố ông đồ Tây Đô ngày giáp Tết ảnh 4Nhộn nhịp người xin chữ, mua tranh ở phố ông đồ Tây Đô ngày giáp Tết ảnh 5Nhộn nhịp người xin chữ, mua tranh ở phố ông đồ Tây Đô ngày giáp Tết ảnh 6

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?