Thêm “cú hích” để du lịch Việt cất cánh

GD&TĐ - Kể từ ngày 1/7/2017đến 30/6/2018, Việt Nam sẽ tiếp tục áp dụng chính sách miễn thị thực nhập cảnh cho 5 nước Tây Âu gồm: Anh, Đức, Pháp, Italia và Tây Ban Nha. 

Thêm “cú hích” để du lịch Việt cất cánh

Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam áp dụng chính sách này, năm 2016 nhờ có việc nới lỏng visa đã giúp du lịch Việt Nam có mức tăng trưởng vượt bậc 11,8% - lần đầu tiên đạt 10 triệu lượt khách quốc tế/năm, đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 6,1%. Với lần miễn thị thực này chắc chắn sẽ là một một “cú hích” nữa để du lịch Việt Nam phát triển...

Tăng trưởng vượt bậc nhờ miễn thị thực

Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, nhờ chính sách miễn visa, lượng khách du lịch châu Âu tới Việt Nam tăng trưởng khá nhanh, nhất là các thị trường được miễn thị thực nhập cảnh từ tháng 7/2015. Năm 2015, du lịch Việt Nam có mức tăng trưởng gần như bằng 0 (0,9%) về lượng khách quốc tế đến, đạt gần 8 triệu lượt người.

Tháng 7/2015, Chính phủ Việt Nam bắt đầu có chính sách miễn thị thực cho công dân 5 nước tây Âu gồm Anh, Pháp, Đức, Italia và tây Ban Nha trong vòng một năm, với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Theo đó, visa của công dân 5 nước Tây Âu nói trên nếu thời gian lưu trú không quá 15 ngày sẽ được miễn phí, không phân loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh… Sau đó, ngày 30/6/2016, Chính phủ tiếp tục gia hạn thêm 1 năm miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước nói trên (đến 30/6/2017 hết hiệu lực).

Có thể thấy, ngay từ năm đầu tiên (7/2015) áp dụng chính sách miễn thị thực, Việt Nam đã đón 720.000 lượt khách, tăng thêm 96.000 lượt so với cùng kỳ, tổng thu từ lượng khách này là 126 triệu USD so với khoản thâm hụt từ phí thị thực ước tính khoảng 21,6 triệu USD (với mức phí trung bình 30 USD/người).

Tương tự, năm 2016, mức tăng trưởng từ 5 quốc gia này là 18,4%, lượng khách 5 nước tây Âu tăng thêm 58.000 lượt và doanh thu tăng thêm là 76 triệu USD so với khoản phí thị thực giảm 2,3 triệu USD. Như vậy, tổng số lượt khách từ 5 quốc gia này tăng trung bình 15,4% trong vòng 12 tháng kể từ khi chính sách miễn thị thực được ban hành.

Việc nới lỏng visa đã giúp du lịch Việt Nam tăng trưởng đáng kể. Cụ thể, từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước đã đón trên 400.000 lượt khách từ 5 nước tây Âu, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2016, là mức cao đối với thị trường xa, trong đó thị trường Tây Ban Nha tăng 23%, Italia tăng 13%, Đức 13%, Pháp 11%, Anh 9%.

Đánh giá về sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua, ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, một trong những yếu tố mà ngành du lịch đang kém về năng lực cạnh tranh là vấn đề visa. Mặc dù, thời gian qua đã có những tích cực như miễn visa cho 5 nước châu Âu, triển khai cấp visa điện tử… nhưng tất cả những điều này đều phải có thời gian mới phát huy được.

Do đó, việc tiếp tục chính sách miễn visa cho một số quốc gia có nguồn khách lớn kỳ vọng sẽ góp phần tăng nhanh lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Cần miễn thị thực cho nhiều nước hơn nữa

Với mong muốn việc áp dụng chính sách visa thông thoáng góp phần thu hút lượng khách lớn đến với Việt Nam, đồng thời tạo động lực cho ngành du lịch mũi nhọn phát triển, Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) đã gửi đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ về chính sách thị thực cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Trong đó khẳng định, yêu cầu và sự thuận lợi trong việc cấp thị thực có tác động trực tiếp đến số lượng khách du lịch đến Việt Nam.

Đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét kéo dài thời gian của chính sách miễn thị thực hiện nay từ 1 năm lên 5 năm, tăng số ngày lưu trú từ 15 lên 30 ngày và khách du lịch có thể trở lại trong vòng 30 ngày nếu thể hiện việc có chuyến bay khứ hồi.

Bên cạnh đó, TAB tiếp tục đề nghị mở rộng danh sách các nước được miễn thị thực gồm tất cả các nước châu Âu lớn và các đối tác thương mại lớn khác, đặc biệt là: Australia, Canada và New Zealand…

Có thể khẳng định, việc nới lỏng chính sách visa sẽ giúp Việt Nam thu hút thêm khách du lịch từ các thị trường xa, được đánh giá là dòng khách với mức chi tiêu cao. Thông thường du khách thường quyết định căn cứ vào các yếu tố chính, đầu tiên là chính sách về visa, sau đó là đường bay thẳng, sau đó mới xét tới địa điểm đến.

Sau khi đến họ sẽ bắt đầu lan toả về hình ảnh Việt Nam đến bạn bè người thân từ đó sẽ có thêm nhiều khách du lịch đến với Việt Nam. Điều này còn có tác động mạnh hơn rất nhiều so với các chương trình xúc tiến du lịch hay hoạt động truyền thông quảng bá.

Vì vậy, trong thời gian tới cần có chính sách nâng thời gian miễn thị thực lên gấp đôi nhằm tăng thời gian lưu trú cũng như tạo điều kiện cho khách quay lại Việt Nam.

Đặc biệt là việc triển khai cấp thị thực điện tử. Bởi chỉ sau gần 4 tháng triển khai cấp thị thực điện tử, Việt Nam đã duyệt cấp visa điện tử cho gần 21.000 trường hợp, trong đó có hơn 12.000 trường hợp đã nhập cảnh Việt Nam. Công tác kiểm tra, kiểm soát người nước ngoài bằng thị thực điện tử tại các cửa khẩu hàng không, đường bộ đều bảo đảm an ninh an toàn đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách.n

Việc mở rộng miễn visa đang là xu thế chung của các nước trên thế giới. Hiện Thái Lan đang miễn visa cho công dân 61 nước và vùng lãnh thổ, Malaysia miễn visa cho công dân 155 nước và vùng lãnh thổ, Singapore miễn visa cho công dân 158 nước và vùng lãnh thổ, Indonesia miễn thị thực cho công dân 169 nước và vùng lãnh thổ. Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ miễn visa cho 22 nước. Do đó, việc triển khai visa điện tử là tạo điều kiện cho công dân 40 quốc gia khi vào Việt Nam và đây cũng là thế mạnh cạnh tranh để thu hút khách của các quốc gia du lịch trên thế giới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.