Thêm 2 ca nghi mắc COVID-19 ở Đà Nẵng

GD&TĐ - Chiều 6/5, BCĐ Phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng cung cấp thông tin về kết quả điều tra, giám sát, xử lý 2 trường hợp bệnh nhân nghi mắc COVID-19 tại thành phố.

Phun khử khuẩn khu vực xung quanh quán bar New Phương Đông (TP Đà Nẵng).
Phun khử khuẩn khu vực xung quanh quán bar New Phương Đông (TP Đà Nẵng).

Theo đó, trường hợp 1 là bệnh nhân N.V.T. (SN 1960, đường Đống Đa, phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Đà Nẵng). Bệnh nhân làm Giám sát công trình.

Ngày 30/4, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, đau răng. Ngày 1/5, bệnh nhân có triệu chứng sốt nhẹ.

Đến ngày 2-4/5, bệnh nhân thấy mệt nhiều, mỏi cơ, sốt nhưng uống thuốc hạ sốt không giảm, ăn không ngon miệng. Ngày 5/5, bệnh nhân sốt cao, nhức mỏi toàn thân, khó thở, khô miệng đến tối bệnh nhân đến bệnh viện Phổi để khám và lấy mẫu xét nghiệm.

Lịch trình cụ thể 14 ngày trước khi bệnh nhân có triệu chứng, bệnh nhân sống cùng vợ, con gái; chị vợ và cháu gái.

Ngày 16-26/4, buổi sáng bệnh nhân chỉ ở nhà, tập thể dục và chăm sóc cây, sau đó đến công trình Hòa Sơn để giám sát, không đến nơi nào khác. Ngày 27-29/4, buổi sáng bệnh nhân chỉ tự đi xe máy (có mang khẩu trang) đến giám sát công trình ở Hòa Sơn (sau trại giam Hòa Sơn) và trên đường đi không ghé địa điểm nào.

Ngày 30/4, bệnh nhân đến mua thuốc tại quầy thuốc tây M.H ở đường Nguyễn Du, TP Đà Nẵng (đứng cách xa và có mang khẩu trang). Buổi chiều bệnh nhân tự lái ô tô đến công trình ở Hòa Sơn (tại đây không có tiếp xúc với ai), chỉ xem công trình rồi sau đó lái xe về nhà.

Ngày 1/5, từ sáng đến chiều bệnh nhân ở nhà. Buổi tối, bệnh nhân mua thuốc cảm tại quầy thuốc tây M.H ở đường Nguyễn Du, TP Đà Nẵng (đứng cách xa và có mang khẩu trang).

Ngày 2/5, 9 giờ sáng, bệnh nhân cùng gia đình (vợ, con gái, chị vợ, cháu gái) về quê ở Hòa Hải tổ chức ăn uống với gia đình em trai; vợ chồng em vợ, con trai và khoảng 7 người nữa. Đến 13 giờ, bệnh nhân cùng gia đình trở về nhà.

Ngày 3-4/5, bệnh nhân ở nhà. Ngày 5/5, bệnh nhân tự đi xe máy đến khám bệnh tại Khoa cấp cứu bệnh viện Phổi Đà Nẵng lúc 23h10 phút ngày 5/5 với lý do sốt, mệt mỏi, khó thở, nhức mỏi toàn thân. Được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, kết quả dương tính.

Kết quả xét nghiệm ngày 6/5/2021 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân được cách ly, điều trị tại bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

Trường hợp thứ 2, bệnh nhân V.T.H.Đ (SN 1965, đường Đống Đa, phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Đà Nẵng).

Bệnh nhân khỏe mạnh hoàn toàn không có triệu chứng. Đến 1h30 sáng 6/5, sau khi được xác định là F1 của ca bệnh N.V.T,  bệnh nhân được Trung tâm Y tế Hải Châu cho xe cấp cứu chuyển đến bệnh viện Phổi Đà Nẵng, được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.

Ngày 20 - 29/4, buổi sáng lúc 7h30 đến khoảng 8h30 bệnh nhân đi chợ Đống Đa và về nhà. Ngày 30/4 và ngày 1/5, bệnh nhân chỉ ở nhà.

Ngày 2/5, buổi sáng 9 giờ bệnh nhân cùng gia đình (vợ chồng em gái và cháu gái) về quê ở Hòa Hải tổ chức ăn uống với một số gia đình tại đây. Đến 13 giờ: bệnh nhân cùng gia đình trở về nhà.

Ngày 3/5, bệnh nhân đi chợ lúc 7h30 đến 8h30 ở chợ Đống Đa sau đó về nhà. Ngày 4/5, bệnh nhân đi chợ lúc 7h30 mua rau trong chợ Đống Đa (không nhớ tiệm) sau đó về nhà.

Ngày 5/5, bệnh nhân đi chợ lúc 7h30 mua tôm ở phía ngoài chợ Đống Đa sau đó về nhà. Đến 1h30 ngày 6/5, bệnh nhân được Trung tâm Y tế Hải Châu cho xe cấp cứu chuyển đến bệnh viện Phổi Đà Nẵng, được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, kết quả dương tính.

Kết quả xét nghiệm ngày 6/5 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân được cách ly, điều trị tại bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

Ngay sau khi nhận được thông tin về trường hợp bệnh nhân, Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan lập tức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; tiến hành điều tra, giám sát yếu tố dịch tễ và quá trình di chuyển, tiếp xúc của bệnh nhân…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...