Thái Lan bất ngờ rút đăng cai một bảng đấu vòng loại U23 châu Á

GD&TĐ - AFC chưa có thông tin về nơi sẽ thay thế Thái Lan làm chủ nhà của 1 trong 5 bảng đấu của khu vực phía Đông. 4 đội chủ nhà hiện tại vẫn là Đài Bắc Trung Hoa, Indonesia, Mông Cổ và Singapore.

Thái Lan rút đăng cai một bảng đấu của vòng loại U23 châu Á 2022.
Thái Lan rút đăng cai một bảng đấu của vòng loại U23 châu Á 2022.

Theo kế hoạch, vòng loại U23 châu Á 2022 sẽ diễn ra từ ngày 23/10 đến 31/10/2021. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên vòng loại U23 châu Á 2022 sẽ diễn ra tại địa điểm tập trung theo thể thức vòng tròn 1 lượt tính điểm xếp hạng tại mỗi bảng thay vì đá sân nhà sân khách như mọi năm.

11 đội xếp thứ nhất và 4 đội xếp thứ nhì có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền vào VCK, tổ chức tại Uzbekistan từ 1/6 đến 19/6/2022. Đây là giải đấu mà U23 Việt Nam từng giành ngôi Á quân năm 2018.

Mới đây, Macau xin rút không tham dự Vòng loại U23 châu Á 2022 khiến cuộc đua ở khu vực Đông Á chỉ còn lại 19 đội tuyển và sẽ được chia làm 5 bảng, gồm 4 bảng 4 đội và 1 bảng 3 đội thay vì 5 bảng mỗi bảng 4 đội như kế hoạch ban đầu.

Ngoài ra Thái Lan bất ngờ rút đăng cai một bảng đấu của vòng loại U23 châu Á 2022. Hiện tại, AFC chưa có thông tin về quốc gia sẽ thay thế Thái Lan làm chủ nhà của một trong 5 bảng đấu của khu vực Đông Á.

4 trong 5 đội chủ nhà hiện tại là Đài Loan (Trung Quốc, Indonesia, Mông Cổ và Singapore. Trước đó, VFF cũng đã bày tỏ nguyện vọng được trao quyền đăng cai một bảng đấu nhằm tạo thêm cơ hội thuận lợi cho U23 Việt Nam. Tuy nhiên, do những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và các vấn đề về cách ly y tế, kế hoạch này đã không thực hiện được.

Lễ bốc thăm chia bảng Vòng loại U23 châu Á 2022 sẽ được tổ chức vào 14h00 ngày hôm nay (9/7) tại trụ sở AFC ở Kuala Lumpur – Malaysia. U23 Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại khu vực phía Đông cùng với Hàn Quốc, Australia, Thái Lan và CHDCND Triều Tiên.

Phân loại hạt giống vòng loại U23 châu Á 2022 khu vực phía Đông

Nhóm 1: Việt Nam, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan và CHDCND Triều Tiên

Nhóm 2: Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Myanmar, Singapore

Nhóm 3: Hong Kong (Trung Quốc), Indonesia, Lào, Campuchia, Timor Leste

Nhóm 4: Đài Bắc Trung Hoa, Mông Cổ, Philippines, Brunei.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.