Thuyết âm mưu xung quanh Brexit

GD&TĐ - Giống như cuộc bầu cử của Donald Trump, thành công của chiến dịch Brexit đã bị hủy hoại bởi những cáo buộc về tin tức giả mạo. Có thể điểm lại rất nhiều tranh luận, quảng cáo và bài đăng trên mạng xã hội để minh chứng cho luận điểm này. 

Thuyết âm mưu xung quanh Brexit

Tin “fake”

Những vụ việc nổi tiếng nhất bao gồm một tuyên bố rằng 350 triệu bảng mỗi tuần sẽ được chuyển đến Dịch vụ y tế quốc gia (NHS), một yêu cầu được rút ngay lập tức vào ngày hôm sau; sự lưu hành của một bức ảnh xuyên tạc về một phụ nữ Hồi giáo đang rời khỏi hiện trường cuộc tấn công khủng bố Westminster, mắt nhìn chăm chú vào điện thoại; những bài báo về “sự ủng hộ của Nữ hoàng với Brexit”, và tất nhiên là cả những chi tiết dính líu đến nước Nga.

Đại học Edinburgh tuyên bố đã tìm thấy hơn 400 tài khoản Twitter được xác nhận là đã được sử dụng làm công cụ tuyên truyền của Nga trong cuộc trưng cầu dân ý, trong khi Facebook nói rằng có hiện tượng đó, nhưng không công bố số liệu thống kê cụ thể, vì số lượng này không đáng kể. Tuy nhiên, đó cũng là cách ban đầu mà Facebook mô tả về các quảng cáo ủng hộ Nga, mà sau đó được tiết lộ đã đạt tới 126 triệu người. 139 triệu người đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2016 của Mỹ. Cho dù có hay không việc sử dụng các tin tức giả mạo hay sự can thiệp của Nga để tác động cuộc trưng cầu dân ý, nhưng vẫn còn đó các câu hỏi về mức độ, tầm ảnh hưởng của các yếu tố này và những người có liên quan, với những người như triệu phú Aaron Banks hiện đang bị điều tra.

Ứng viên “quay đầu”

Mặc dù tuyên bố rằng ông sẽ vẫn là thủ tướng bất luận kết quả của cuộc bỏ phiếu Brexit ra sao, nhưng ông David Cameron đã từ chức ngay ngày hôm sau. Rõ ràng cuối nhiệm kỳ sáu năm của mình, ông đã cảm nhận những khó khăn chồng chất và đã rút lui đúng lúc. Ông Cameron nói rằng sẽ dành cho người kế nhiệm kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon (trong đó quy định một quốc gia thành viên của EU tiến hành trưng cầu dân ý để rút khỏi Liên mình này, nếu đạt được kết quả thì sẽ phải tiến hành đàm phán với EU) và khởi động quá trình Brexit.

Ngay khi ông Cameron từ chức, khá nhiều người cho rằng những người ủng hộ Brexit và “Donald Trump của người Anh” Boris Johnson sẽ là người kế thừa. Người ta nhanh chóng nhận ra rằng ông Johnson đã “lỡ bước”, vì chỉ có ba lựa chọn: Đảm nhận chức vụ thủ tướng nhưng không kích hoạt Điều 50, điều này sẽ khiến ông trở thành kẻ đạo đức giả lớn nhất ở Anh; kích hoạt nó và đối phó với sự hỗn loạn hiện nay, điều này về cơ bản sẽ kết thúc sự nghiệp và mang lại cho ông một vị trí không thể chối cãi trong lịch sử Anh; hoặc để vị trí này tuột khỏi tay mình, khiến ông có vẻ yếu đuối và không đủ năng lực (cũng là điều mà ông đã lựa chọn).

Tại một cuộc diễu hành mà theo dự kiến, ông Johnson sẽ tuyên bố chạy đua chức thủ tướng, thì thực tế, ông lại tuyên bố ông sẽ không tham gia cuộc chạy đua, sau khi người bạn thân của ông là Michael Gove mô tả ông là không có khả năng. Những người ủng hộ đã rất tức giận khi ông rút lui và vị trí của ông cũng không hề được cải thiện kể từ đó.

Là thư ký đối ngoại của bà Theresa May, ông Johnson đã đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, chẳng hạn như khiến mạng sống của một nhà báo bị giam cầm người Iran gốc Anh gặp nguy hiểm; hay khi nói với người đồng cấp Ireland của mình rằng ông muốn bỏ qua toàn bộ các vấn đề liên quan đến Bắc Ireland để đi tới “cốt lõi”. Mặc dù thực tế là sự ủng hộ đối với ông đã giảm mạnh, nhưng ông Johnson vẫn nói rằng ông hy vọng trở thành thủ tướng... nhưng chỉ sau khi tất cả “mớ bòng bong Brexit” kết thúc. (Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ