Cuộc đấu trí giữa Boris Johnson và EU

GD&TĐ - Nhiều người nhận thấy rằng, Boris Johnson đang cố gắng để châu Âu phải đưa ra một thỏa thuận Brexit tốt hơn cho nước Anh.

Cuộc đấu trí giữa Boris Johnson và EU

Nước cờ cứng

Thực ra, ông Johnson đã từng khá thiếu tinh tế về vấn đề này, bởi trong chiến dịch thay thế vai trò thủ tướng Anh của bà Theresa May, ông liên tục nói rằng nếu trở thành thủ tướng, sẽ thúc đẩy việc chuẩn bị để nước Anh rời Liên minh châu Âu mà không cần thỏa thuận. Một Brexit không thỏa thuận sẽ gây tàn phá không chỉ ở Anh mà cả ở các nước châu Âu. Và khi thấy ông Johnson nghiêm túc, cuối cùng châu Âu sẽ phải sẵn sàng đàm phán lại thỏa thuận đã ký với bà May năm ngoái (điều sau đó đã được Quốc hội Anh bỏ phiếu ba lần).

Kể từ khi nhậm chức, ông Johnson cũng không hề làm dịu đi cách tiếp cận của mình. Ông tiếp nhận nhiều nhân sự với quan điểm Brexit cứng rắn vào văn phòng cũng như đội ngũ cố vấn của mình và trong vài tuần qua, một Brexit không thỏa thuận đã từ một viễn cảnh không mấy ai tin vào, trở thành một tương lai gần như chắc chắn. Thế nhưng nếu mục đích của tất cả những điều này là để đánh lạc hướng EU, thì nó không thành công. “Kể từ khi Điều 50 được kích hoạt, chúng tôi biết nhiều khả năng sẽ có một Brexit không có thỏa thuận nào. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã chuẩn bị cho điều này từ lâu, trước Vương quốc Anh”, một quan chức EU cho biết.

Tất nhiên, Brussels tỏ ra rất thoải mái về tất cả điều này. Những lựa chọn thay thế mà nhiều chuyên gia đề cập đến một phần cụ thể của thỏa thuận Brexit liên quan đến biên giới Ireland - một chính sách bảo hiểm được thiết kế để ngăn chặn sự trở lại của một biên giới cứng giữa Bắc Ireland thuộc Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland thuộc EU. Chính sách này cũng là vấn đề lớn nhất của Brexit với thỏa thuận hiện có, vì nó giữ Anh gắn với EU ở một số khía cạnh, ngăn chặn sự tách rời hoàn toàn khỏi Liên minh châu Âu và do đó không tôn trọng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.

Vấn đề là việc giữ quan điểm này là một lằn ranh đối với Ireland. Sự thống nhất của 27 quốc gia EU là điều quan trọng nhất đối với Brussels, đồng thời cũng là lý do tại sao EU đóng vai trò cực kỳ mạnh mẽ trong các cuộc đàm phán với các bên thứ ba. Vì vậy, một lằn ranh cho Ireland cũng trở thành ranh giới cho toàn bộ EU.

Ông Johnson đã chính thức thể hiện vị trí cứng rắn của mình đối với vấn đề này. Những nhà thương thuyết hàng đầu của ông trong vấn đề Brexit đã tới Brussels và khẳng định rằng việc thoát khỏi vấn đề này, theo quan điểm của London, là điểm khởi đầu cho việc tái đàm phán. Nếu không, nước Anh sẽ rời khỏi EU vào ngày 31/10 mà không có thỏa thuận nào.

EU “bình chân như vại”

Tuy nhiên, khác xa với những xôn xao từ Brussels, “chủ nghĩa tuyệt đối” của ông Johnson dường như đang có tác động ngược. Khi Quốc hội châu Âu trở lại làm việc vào tháng 9, nghị quyết tái khẳng định cam kết của châu Âu đối với thỏa thuận Brexit hiện tại dự tính sẽ được thông qua và như vậy, đó sẽ là thỏa thuận duy nhất mà Anh sẽ đạt được.

Kết luận hợp lý cho sự bế tắc này là: Ông Johnson tham dự hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu vào ngày 17/10, không có thỏa thuận mới nào trên bàn và Thủ tướng Anh từ chối yêu cầu gia hạn để tránh Brexit không thỏa thuận.

Vì vậy, nếu các nhà lập pháp ở Brussels chấp nhận rằng một Brexit không có thỏa thuận sẽ là điều tồi tệ đối với châu Âu cũng như Vương quốc Anh, tại sao họ vẫn “bình chân như vại”?

Một lý do là sự tức giận. Các quan chức EU rất tức giận rằng Anh đang “bắt nạt” Ireland về những yêu cầu thay đổi. “Vương quốc Anh đã kích hoạt Điều 50 họ không chấp nhận thỏa thuận của chúng tôi và chỉ có họ mới có thể thu hồi Điều 50. Đổ lỗi cho chúng tôi - đặc biệt là Ireland - vì một tình huống do họ tạo ra không phải là điều công bằng”, một quan chức EU nói.

Các quan chức EU cũng tức giận vì ông Johnson và chính phủ Anh đang đổ lỗi cho sự thiếu tiến bộ ở Brussels. Michael Gove, một trong những bộ trưởng nội các của ông Johnson, cho biết trong tuần này rằng: “Rất buồn vì EU đã từ chối đàm phán với Vương quốc Anh”.

Lý do thứ hai cho thái độ bình tĩnh của Brussels là do ông Johnson có “tiền sử” về những sự thay đổi đột ngột. Không ai loại trừ khả năng, đến hội nghị thượng đỉnh EU ngày 17/10 sắp tới, rất có thể ông sẽ có đề xuất khác yêu cầu kéo dãn thời gian Brexit, nếu nó phù hợp với ông về mặt chính trị.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên lồng ghép các trò chơi trong giờ học tiếng Anh tăng cường nhằm tăng hứng thú cho học sinh.

Còn nhiều khó khăn và thách thức

GD&TĐ - Để triển khai tốt chương trình tiếng Anh tăng cường cần phải đẩy mạnh xã hội hóa, trong đó sự đồng thuận của phụ huynh đóng vai trò quan trọng.

9 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú

9 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú

GD&TĐ - Ung thư vú phủ bóng đen lên cuộc sống của vô số người trên toàn cầu, ảnh hưởng đến những người mắc bệnh và gia đình của họ.