Lỗ hổng tiêm chủng ở phương Tây

GD&TĐ - Các quốc gia phương Tây đang tăng tốc trên cuộc đua tiêm chủng vắc-xin đẩy lùi Covid-19, nhưng họ liên tiếp phải đối mặt với những thách thức lớn khi một bộ phận người dân vẫn chần chừ hành động.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Tính đến năm 2014, khoảng 4,8 triệu người nhập cư không giấy phép trú ngụ tại 32 quốc gia châu Âu. Những người này dễ bị lây nhiễm Covid-19 nhưng không thể điều trị trực tiếp, nhanh chóng như những người bản ngữ.

Nhiều nước châu Âu đã loại người nhập cư không giấy tờ khỏi chiến dịch tiêm chủng. Những người được phép nhập cư lại mang tâm lý ngờ vực, không chắc chắn với giới chức sắc nên một bộ phận người dân tại châu Âu vẫn trì hoãn tiêm chủng.

Báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho thấy khoảng 64% người dân trưởng thành tại châu Âu đã tiêm ít nhất một liều vắc-xin trong khi hơn 43% người tiêm đủ hai liều. Trong nhóm này, số lượng người nhập cư được tiêm chủng là rất ít.

Vấn đề này liên quan đến những chính sách, dịch vụ y tế dành cho người nhập cư, đặc biệt là người nhập cư bất hợp pháp. Tại Anh, người nhập cư không giấy phép vẫn nằm trong nhóm được tiêm vắc-xin miễn phí.

Họ cần đặt lịch khám tổng quát và tiêm chủng với bác sĩ đa khoa nhưng đa số bác sĩ thường từ chối điều trị cho người nhập cư vì họ không có căn cước công dân hay thông tin nơi ở.

Trong khi tại Đức, người nhập cư có thể liên hệ với nhân viên tiêm chủng để tiêm phòng. Nhưng nhân viên tiêm chủng được yêu cầu cung cấp lại thông tin của những người này cho quan chức. Vì vậy, nhiều người nhập cư bất hợp pháp không tham gia tiêm vì sợ bị bắt hoặc trục xuất.

Trước đại dịch Covid-19, người nhập cư đã luôn tránh né hệ thống y tế vì nhiều nguyên nhân như chi phí đắt đỏ, bị lộ thông tin là người nhập cư bất hợp pháp… Những chính sách liên quan đến y tế cho người nhập cư cũng là vấn đề còn nhiều bàn cãi ở các quốc gia châu Âu.

Nhưng đại dịch Covid-19 đã làm lộ rõ tình trạng bất bình đẳng về quyền tiếp cận dịch vụ y tế hiện nay. Với lỗ hổng này, châu Âu còn cách xa đích đến miễn dịch cộng đồng nhờ tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19.

Không giống như châu Âu, chính phủ Mỹ cho phép người nhập cư không giấy phép được tiêm chủng vắc-xin. Chính quyền liên bang cam kết không bắt giữ những người này ở điểm tiêm chủng nên người nhập cư không phải vấn đề quá lớn tại Mỹ. Tuy nhiên, lỗ hổng trong chiến dịch tiêm chủng đến từ nhóm thanh niên 18 - 29 tuổi.

Tốc độ tiêm chủng cho thanh thiếu niên tại quốc gia này không mấy khả quan do họ có tâm lý chần chừ hoặc tâm lý chủ quan khi đối diện với chiến dịch tiêm chủng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết đến đầu tháng 7, chỉ khoảng 38% người ở độ tuổi 19 - 29 tiêm ít nhất một mũi vắc-xin. Con số này ở nhóm người cao tuổi là hơn 80%.

Đặc biệt, nhóm 18 - 29 tuổi thường xuyên di chuyển, tụ tập và có mối quan hệ xã hội rộng mở. Vì vậy, nhóm này có nguy cơ lây lan virus cao hơn nhóm người cao tuổi. Điều này càng nguy hiểm khi biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm cao đang lan rộng trên khắp đất nước. Nếu không thể vá lỗ hổng này, Mỹ sẽ khó đạt được miễn dịch cộng đồng bằng vắc-xin.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.