Câu chuyện tình báo trong Thế chiến II: Những điệp vụ chống Mỹ của phát xít Đức

GD&TĐ - Ngay từ trước khi Mỹ tham gia vào Thế chiến thứ hai, các chiến lược gia của Đức Quốc xã, trong đó có cơ quan tình báo Đức Abwehr, đã bắt đầu đưa lực lượng đặc nhiệm vào Mỹ hoặc thu hút người Mỹ gốc Đức làm việc.

Câu chuyện tình báo trong Thế chiến II: Những điệp vụ chống Mỹ của phát xít Đức

Các điệp vụ này “nở rộ” trong giai đoạn những năm 1930 và 1940.

Cuộc đổ bộ Long Island

Tháng 6/1942, tàu ngầm U-202 của Đức chở một nhóm nhỏ những kẻ phá hoại đến một vị trí ngoài khơi bờ biển Long Island, New York. Theo kế hoạch, bốn điệp viên, do George John Dasch dẫn đầu, sẽ thực hiện nhiệm vụ làm nổ tung một số cây cầu, đường sắt và các nhà máy ở thành phố New York và bờ biển phía Đông nước Mỹ trong hai năm.

Đây là một phần trong kế hoạch được gọi là “Chiến dịch Pastorius”, một dự án mà Hitler rất hào hứng, mặc dù các cố vấn tình báo của nhà độc tài này đều khẳng định là không có cơ hội thành công. Những người được chọn đều thiếu kinh nghiệm và được đào tạo rất ít về hoạt động tình báo.

Ngay từ đầu, nhóm đã vấp phải nhiều khó khăn. Con tàu ngầm lớp U bị mắc kẹt trên một bãi cát ngoài khơi Amagansett. Sóng lớn khiến việc dùng thuyền phao cập bến là bất khả thi. Các điệp viên hầu như không có đủ thời gian để chôn giấu đồ vật của mình như thuốc nổ, mũ nổ và đồng hồ hẹn giờ, thậm chí chưa kịp cởi bỏ quân phục, thì đã bị một cảnh sát biển là John Cullen suýt vấp phải theo đúng nghĩa đen. Dasch lo lắng đã mất bình tĩnh, đe dọa Cullen và cuối cùng buộc phải hối lộ một khoản tiền mặt đáng kể để anh ta kín miệng.

Tuy nhiên, Cullen đã báo cáo sự việc đáng ngờ này. Chỉ cần đào bới bãi biển một chút, họ đã làm bật ra bốn thùng thuốc nổ và thiết bị, quân phục Đức, và những mẩu thuốc lá Đức. FBI đã tham gia điều tra vụ án, và một cuộc tìm kiếm được tiến hành khắp Amagansett và Long Island, nhưng Dasch và nhóm của anh ta đã đến được thành phố New York.

Trong khi ba điệp viên khác ẩn náu trong một khách sạn, Dasch đã đến Washington, DC, sau đó bị bắt và khai ra đồng bọn. Dasch nhận bản án ba mươi năm tù, thay vì bị xử tử như sáu thành viên khác của Chiến dịch xấu số Pastorius. Dasch được khoan hồng năm 1948, và bị trục xuất sang Tây Đức.

Câu chuyện tình báo trong Thế chiến II: Những điệp vụ chống Mỹ của phát xít Đức ảnh 1

Chiến dịch Magpie

Tháng 11/1944, hai điệp viên Đức đã đổ bộ vào Mỹ - lần này không phải để thực hiện hành vi phá hoại mà để thu thập thông tin tình báo về các tàu quân sự, máy bay và vũ khí của Mỹ và gây ra sự chậm trễ trong quá trình phát triển bom nguyên tử của Mỹ nếu có thể.

Các điệp viên bao gồm Erich Gimpel, người gốc Đức và là cựu chuyển phát viên Abwehr nói tiếng Anh, và William Colepaugh, một người Mỹ gốc Đức có cảm tình với Đức Quốc xã, và là một nhân vật mờ ám với một chút kinh nghiệm trong nghề gián điệp.

Tàu ngầm Đức U-1230 thả Colepaugh và Gimpel lên bờ gần cảng Bar, gần Hancock Point, Maine. Quần áo của họ không phù hợp với thời tiết tuyết rơi lạnh giá ở New England, nhưng họ đã cố gắng đi bộ từ bãi biển đến một nhà ga rồi bắt tàu đến Boston và sau đó đến thành phố New York (NYC), mang theo mình nhiều căn cước giả, súng, máy ảnh, tiền mặt và kim cương.

Khi ở NYC, thay vì các hoạt động gián điệp, Colepaugh bắt đầu nghiện rượu, tiệc tùng và lăng nhăng, khiến Gimpel tỏ ra ghê tởm. Trong một tháng, Colepaugh đã hoang phí hết 1.500 đô la trong số tiền họ được cấp để chi phí hoạt động. Không lâu trước lễ Giáng sinh, Colepaugh đã bỏ rơi Gimpel và bỏ trốn với số tiền hơn 40.000 đô la còn lại cùng người bạn gái có tiếng tăm đáng ngờ để đến một khách sạn.

Sau cơn say cuối cùng, ngày 29/12, Colepaugh đã tự nộp mình cho FBI. Colepaugh khai mọi thứ mà anh ta biết, trong đó có vị trí của Gimpel ở đâu. Cả hai đều chưa thực hiện bất kỳ hoạt động gián điệp nào trong thời gian ngắn ngủi ở NYC.

Mặc dù hợp tác với chính phủ Mỹ, Colepaugh đã bị xét xử trong một tòa án quân sự kín với Gimpel. Cả hai đều bị kết án tử hình, nhưng chiến tranh kết thúc đã làm trì hoãn việc hành quyết và bản án được giảm xuống tù chung thân. Gimpel được trả tự do vào năm 1955 và trở về Tây Đức để viết hồi ký, trong khi Colepaugh được ân xá năm 1960, và ổn định cuộc sống yên tĩnh ở Pennsylvania.

Câu chuyện tình báo trong Thế chiến II: Những điệp vụ chống Mỹ của phát xít Đức ảnh 2

Waldemar Othmer

Sinh ra ở Đức, Maximilian Gerhard Waldemar Othmer đến Mỹ năm 1919. Người đàn ông dễ mến nhập quốc tịch năm 1935, kết hôn với một phụ nữ Mỹ và ổn định cuộc sống với gia đình và công việc tạm thời là nhân viên bán máy hút bụi. Mặc dù thường xuyên đến Đức, nhưng không ai đoán được rằng Othmer là tay sai cho tình báo Đức.

Anh ta tham gia vào nhóm Đức - Mỹ ủng hộ Đức Quốc xã, cuối cùng trở thành lãnh đạo của chi nhánh Trenton, New Jersey, khi làm việc trong Xưởng hải quân Brooklyn. Nhờ chăm chỉ, anh ta nhận được một công việc tại căn cứ quân sự Camp Pendleton (Norfolk, Virginia), theo lệnh của tình báo Đức.

Ở vị trí này, anh ta có thể gửi thông tin cấp trên của mình ở Đức về các tàu quân sự, các đoàn tàu vận tải và tàu buôn của Anh và Mỹ trong cảng cũng như các chuyển động của tàu Đồng minh. Năm 1942, Othmer được quân đội chuyển đến Knoxville, Tennessee.

Do quan điểm cởi mở của Othmer với Đức Quốc xã, FBI đã tiến hành điều tra nhưng không có kết quả. Đến năm 1944, một cuộc điều tra mới của FBI đã làm sáng tỏ một số sự thật quan trọng, trong đó có việc Othmer yêu cầu một nha sĩ ở New Jersey kê cho mình Pyramidon, một loại thuốc giảm đau phổ biến ở châu Âu được các đặc vụ

Abwehr sử dụng như một thành phần trong mực vô hình. Khi được FBI thẩm vấn, ngay lập tức, Othmer thú nhận là một điệp viên của Đức Quốc xã và đã gửi thông tin được viết bằng mã bằng mực vô hình cho cấp trên. Tuy nhiên, Othmer phủ nhận việc gửi bất kỳ bức thư nào sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng.

Othmer từ chối nêu tên các điệp viên khác, nhưng anh ta đã nộp một đoạn vi phim chứa mã anh ta sử có liên quan đến các vụ gián điệp khác. Anh ta bị xét xử như một điệp viên, bị kết tội và bị kết án hai mươi năm tù.

Câu chuyện tình báo trong Thế chiến II: Những điệp vụ chống Mỹ của phát xít Đức ảnh 3

Những tấm hộ chiếu giả mạo của Guenther Rumrich

Sinh ra ở Chicago, Illinois với một người cha gốc Áo - Hung và lớn lên ở Đức, Guenther Gustav Rumrich trở về Mỹ vào năm 1929 và phục vụ trong Quân đoàn Y tế của Quân đội Mỹ ở Panama cho đến khi đào ngũ năm 1936.

Năm 1938, người đàn ông này bị nghi ngờ về các hoạt động gián điệp. Trước đó, Jessie Jordan ở Dundee, Scotland và bị phán gián của Anh (MI-5) theo dõi bởi họ tin rằng Jordan là một đặc nhiệm làm việc cho Đức với vai trò người liên lạc cho đường dây gián điệp của Đức Quốc xã ở New York.

Thông tin liên lạc của bà Jordan với “Mr. Crown” đã bị MI-5 chặn thu được. Hóa ra, Crown là tên mã của Rumrich, và các chữ cái là mệnh lệnh và chỉ dẫn từ cấp trên ở Abwehr của anh ta.

Người đứng đầu MI-5 đã chuyển thông tin cho FBI. Rumrich bị giám sát, và một cái bẫy đã được giăng ra - nhưng anh ta không mắc bẫy. Tháng 2/1938, anh ta gọi cho Văn phòng Hộ chiếu ở NYC. Giả danh là Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, Rumrich yêu cầu gửi 35 hộ chiếu trống đến địa chỉ của anh ta. Nội dung cuộc điện thoại đáng ngờ đã được báo cáo với nhà chức trách. Rumrich bị bắt trong vụ án gián điệp lớn đầu tiên của Mỹ trước chiến tranh.

Sau đó, Rumrich đã cung cấp thông tin về các đặc vụ đồng nghiệp của mình và họ đều bị bắt. Tại phiên tòa, Rumrich đóng vai trò là nhân chứng của phía truy tố. Vì sự hợp tác này,

Rumrich được hưởng mức án nhẹ là hai năm tù. Thật không may, những điệp viên quan trọng hơn của Đức Quốc xã đã thoát khỏi lưới của FBI và vụ án không được coi là thành công trọn vẹn. Vụ án gián điệp ở New York đã chỉ ra tính dễ bị tổn thương của Mỹ trước các nỗ lực gián điệp nước ngoài. Vụ án Rumrich được hư cấu trong bộ phim Lời thú tội của một điệp viên Đức Quốc xã năm 1939.

Câu chuyện tình báo trong Thế chiến II: Những điệp vụ chống Mỹ của phát xít Đức ảnh 4

Lilly Stein

Sinh năm 1914 tại Vienna, Áo, trong một gia đình giàu có, Lilly Stein yêu thích môn trượt băng và quần vợt. Tuy nhiên, những mối liên hệ của cô với hội quán cà phê Viennese, sự xa cách với gia đình và nhất là mối tình của cô với một nhà ngoại giao Mỹ Ogden H. Hammond đã khiến tình báo Đức nhắm tới người đẹp tóc nâu này và tuyển dụng cô làm điệp viên.

Năm 1939, Lilly được gửi đến New York, nơi cô mở một cửa hàng bán váy. Cô đã tuyển dụng các điệp viên cho tình báo Đức và đóng vai trò như một địa chỉ chuyển tiếp, chuyển thành công các bức thư có chứa đơn đặt hàng hoặc thông tin nhạy cảm bị đánh cắp đến và đi từ Đức cho các điệp viên đồng nghiệp. Mối quan hệ của cô với

Hammond vẫn tiếp tục, mặc dù sau đó cô tuyên bố rằng quan hệ của họ là “hoàn toàn thuần túy”. Theo FBI, Lilly là một điệp viên thận trọng, không bao giờ viết gì và cũng không có chứng cứ buộc tội trên người, ngoại trừ những tấm vi phim mà thỉnh thoảng cô mang theo.

Tuy nhiên, dự án kinh doanh cửa hàng quần áo sớm thất bại, và tiền trả từ những người quản lý Đức Quốc xã của cô thường trễ. Để kiếm sống, cô đã làm người mẫu. Những lời phàn nàn đòi tiền liên tục của cô khiến tình báo Đức mất kiên nhẫn và buộc phải cắt đứt quan hệ.

Lilly bị bắt vào tháng 6/1941, là một phần của đường dây gián điệp khét tiếng Duquesne. Bất chấp việc trình bày rằng bị ép buộc vào hoạt động gián điệp và phải đối mặt với việc bị đưa vào trại lao động cưỡng bức hoặc bị trục xuất nếu từ chối hợp tác, Lilly vẫn phải chịu án mười năm án tù.

(Còn nữa)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cán bộ y tế đỡ đẻ ngay trên biển.

Đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên biển

GD&TĐ - Một sản phụ ở xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) được các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn đỡ đẻ thành công ngay trên biển.
Ngoài thờ Kinh Dương Vương, trong đền còn thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ với bức đại tự “Đại Nam tổ miếu”.

Tháng Ba, thăm lăng mộ Thủy tổ nước Nam

GD&TĐ - Mấy nghìn năm có lẻ, ở gò đất cao tụ khí làng Á Lữ, xã Đại Đồng (Bắc Ninh) đã lưu giữ linh hài của ông nội Vua Hùng, Thủy tổ nước Nam Kinh Dương Vương.