Thế giới sẽ về đâu, chủ nghĩa dân tộc hay toàn cầu?

GD&TĐ - Hàng chục nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới đã đội mưa tại đại lộ Champs Élysée trong ngày kỷ niệm 100 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, thể hiện sự đoàn kết cho một trật tự quốc tế có nguồn gốc từ ngày ấy - một trật tự hiện đang chịu áp lực ngày càng tăng trên cả hai phía Đại Tây Dương.

Đến trễ khi tham dự lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới I, Tổng thống Vladimir V. Putin bắt tay Tổng thống Donald Trump trước khi vào vị trí
Đến trễ khi tham dự lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới I, Tổng thống Vladimir V. Putin bắt tay Tổng thống Donald Trump trước khi vào vị trí

Tái định nghĩa mô hình chính trị thế giới

Chỉ sau khi những nhà lãnh đạo này đến chân Cổng Chiến thắng, thì Tổng thống Mỹ Donald Trump mới xuất hiện từ một lối vào riêng. Vài phút sau, Tổng thống Nga Vladimir V. Putin của Nga xuất hiện theo cách tương tự.

Có lẽ ông Trump xuất hiện riêng biệt là do những lo ngại về an ninh. Nhưng cũng nhiều người cho rằng cách xuất hiện đặc biệt của 2 vị nguyên thủ quốc gia này thể hiện sự khác biệt nhất định.

Những năm qua, không ai thực hiện nhiều chủ trương nhằm phá vỡ hệ thống toàn cầu sau chiến tranh hơn hai vị nguyên thủ quốc gia này. Khi lễ kỷ niệm kết thúc, Tổng thống Mỹ ngồi lặng lẽ, thậm chí có vẻ xa cách với ngay cả một số đồng minh mạnh nhất của nước Mỹ, trong đó có nước chủ nhà Pháp.

Mặc dù có vẻ đơn độc, nhưng thực tế, ông vẫn là người tiên phong của các lực lượng đang định nghĩa lại mô hình chính trị phương Tây ở các nước như Ba Lan, Hungary, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Anh và Đức, hai trong số các cường quốc lớn của lục địa, các phong trào dân tộc chủ nghĩa cũng đang mạnh dần lên. Dường như một buổi lễ có nghĩa là để kỷ niệm các mối quan hệ ràng buộc thế giới ngày nay lại đang chứng kiến sự phân tách của các thành phần của mối quan hệ ấy.

Dân tộc hay toàn cầu?

Trong bài phát biểu, chào đón các nhà lãnh đạo, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu: “Lòng yêu nước đối lập với chủ nghĩa dân tộc”. Ông còn nhấn mạnh: “Chủ nghĩa dân tộc là một sự phản bội lòng yêu nước. Khi nói: Quyền lợi của chúng tôi đặt lên hàng đầu, thì ai sẽ quan tâm đến những người khác?”.

Nhắc lại các lực lượng dẫn đến Thế chiến thứ nhất, ông Macron cảnh báo rằng “những con quỷ cũ” đã tái hiện lại và tuyên bố rằng “sự mê hoặc của sự thu mình lại, chủ nghĩa cách ly, bạo lực và sự thống trị sẽ là một sai lầm nghiêm trọng mà chúng ta phải chịu trách nhiệm trước các thế hệ tương lai”.

Tổng thống Trump, người gần đây đã tuyên bố mình là “một người theo chủ nghĩa dân tộc”, tỏ ra uể oải khi ông lắng nghe bài phát biểu với chỉ một tai nghe, và vỗ tay sau một thời gian dài. Ông không được mời diễn thuyết và cũng không có bình luận gì đến những vấn đề mà ông Macron đề cập khi họ thăm nghĩa trang của binh lính Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh.

Ngược lại, ông Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel, đại diện cho hai quốc gia đã từng là những kẻ thù đầy cay đắng, lại thể hiện tình bạn thân thiết được hình thành từ đống đổ nát của chiến tranh. Hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức, những người đang phải đối mặt với cuộc đấu tranh chính trị tại quê nhà, tỏ ra rất quý mến nhau. Ông Macron còn đăng một bức ảnh hai người nắm tay với tiêu đề: “Hòa hợp”.

Buổi lễ do ông Macron chủ trì thể hiện rõ sự căng thẳng của chính trường quốc tế, kể từ khi ông Trump tìm cách viết lại các quy tắc đã được thừa nhận trên khắp thế giới trong những thập kỷ gần đây, khi Mỹ từ bỏ các thỏa thuận quốc tế về thương mại, cấm phát triển hạt nhân và biến đổi khí hậu, giễu cợt các liên minh như NATO và Liên minh châu Âu.

Vết dầu loang của chủ nghĩa dân tộc

Trong chiến dịch tranh cử vào mùa thu này, ông Trump thẳng thừng phản bác chủ nghĩa toàn cầu. Ông phát biểu ở Houston: “Bạn biết gì về chủ nghĩa toàn cầu? Những người theo chủ nghĩa toàn cầu luôn mong muốn toàn thế giới đều tốt đẹp, và thẳng thắn mà nói, họ sẽ không thể quan tâm nhiều đến nước mình. Chúng ta không thể như vậy được”.

Có thể thấy, quan điểm của Tổng thống Macron có nhiều điểm trái ngược với ông Trump. Trong bài phỏng vấn với CNN, Macron khẳng định mình là “một người yêu nước”, nhưng không phải là một “dân tộc chủ nghĩa”.

“Tôi bảo vệ đất nước của tôi” - ông Macron nói - “Tôi tin rằng chúng tôi có một bản sắc mạnh mẽ. Nhưng tôi là một người tin tưởng mạnh mẽ vào sự hợp tác giữa các dân tộc khác nhau, và tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng sự hợp tác này là tốt cho mọi người, trong khi những người theo chủ nghĩa dân tộc đôi khi dựa nhiều hơn vào cách tiếp cận đơn phương và tuân thủ theo luật của “kẻ mạnh nhất”, đó không phải là quan điểm của tôi”.

Mặc dù sự mâu thuẫn với ông Macron, quan điểm của ông Trump đã được nhiều nhà lãnh đạo phương Tây khác chấp nhận. Chẳng hạn như nhà lãnh đạo

Viktor Orban ở Hungary, người đã đưa ra quan điểm chống nhập cư là nền tảng chính sách của họ. Một số nước châu Âu khác cũng mong muốn có sự tái sắp xếp trong Liên minh châu Âu, khác với sự khởi đầu từ nó.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ