Thất vọng bao trùm hậu Hội nghị Mỹ - Nga

GD&TĐ - Bất chấp quan điểm của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh tại Helsinki diễn ra đầu tuần qua, một số quan chức cao cấp Mỹ cho biết Bộ Ngoại giao nước này không hề bị các đồng minh của Mỹ chỉ trích vì e ngại rằng hai nguyên thủ quốc gia đã không đi đến thỏa thuận vững chắc nào.

Thất vọng bao trùm hậu Hội nghị Mỹ - Nga

Chiến thuật dẫn dụ?

Một quan chức cấp cao Mỹ cho biết: “Phản hồi mà chúng tôi nhận được từ những đồng minh châu Âu là họ cảm thấy nhẹ nhõm. Họ lo lắng rằng ông Trump nhượng bộ quá nhiều, nhưng ông ấy đã không làm như vậy. Các đồng minh của chúng tôi ở châu Âu không thật vui mừng với kết quả của hội nghị thượng đỉnh này, nhưng họ vẫn ổn”.

Cuộc họp báo của hai nguyên thủ quốc gia này gây phản ứng ngoại giao khá nặng nề. Các phái viên châu Âu đánh giá với những từ ngữ như: “Đáng sợ”, “tàn phá”, thậm chí “một sự ghê tởm”. Một số còn cho rằng các đồng minh châu Âu của Mỹ cần có các chiến lược mới để đối phó với Mỹ như một đồng minh ít đáng tin cậy, thậm chí là một đối thủ.

Nhiều người khó hiểu với sự tán thành của ông Trump đối với Tổng thống Nga về các dịch vụ tình báo của Nga và thất bại của ông trong việc đối đầu với Putin về các vấn đề chính như Crimea và các vụ ngộ độc Novichok ở Anh, một số lại cho rằng phải chăng đây là chiến thuật của ông Trump để sau đó khéo léo “dụ dỗ” ông Putin làm theo ý muốn của mình.

Đại sứ Mỹ tại NATO Kay Bailey Hutchinson và John Huntsman, Đại sứ Mỹ tại Nga, đã trình bày trước các đại sứ NATO của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương, cơ quan ra quyết định chính trong NATO, về các cuộc đàm phán tại Brussels. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định không có bất kỳ sự tham gia cấp cao nào về vấn đề này.

Thất vọng tràn trề

Một quan chức chính quyền cấp cao khác nói rằng các đồng minh Mỹ ở châu Âu đang nhìn nhận những bình luận của Trump tại buổi họp báo như “một hoạt động cho sự hủy hoại chính trị trong nước mà họ đã dự đoán trước”. “Bản thân hội nghị thượng đỉnh này là vô nghĩa”, quan chức này nhận định, “giống như một thứ hàng giảm giá rẻ tiền vậy”.

Nhân vật này cũng nhắc lại lời tiên đoán của một nhà ngoại giao phương Tây rằng bất kỳ cam kết nào mà ông Trump đưa ra cho Tổng thống Nga Putin tại Hội nghị thượng đỉnh cũng đều không dẫn đến những thay đổi hữu hình trong chính sách của Mỹ đối với Nga.

Nhà ngoại giao này đã gọi cách hành xử của ông Trump tại cuộc họp báo với Putin là “thảm hại và tàn khốc” và khẳng định sẽ chẳng có gì mới mẻ trong Hội nghị thượng đỉnh này. “Có lẽ Putin đã nghĩ Hội nghị thượng đỉnh này là một trò đùa.

Thậm chí nếu ông ấy muốn có thông tin gì từ Trump thì cũng chẳng bao giờ đạt được”, nhà ngoại giao này bình luận. “Ông ấy (Trump) không biết gì về bản chất, vì vậy, ngay cả khi chấp nhận chiến lược đó, thì chả hiểu ông ấy sẽ thương lượng như thế nào?”. Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao cho biết chính quyền Mỹ cũng như các đồng minh của nước này không cảm nhận được “bầu không khí khủng hoảng” mà giới truyền thông và các nhà lập pháp trên Đồi Capitol đã cảnh báo.

Các đề xuất khiêm tốn

Tuy nhiên, có lo ngại rằng rất ít người được biết về thực chất cuộc thảo luận riêng tư của vị tổng thống, ngoại trừ người phiên dịch. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Heather Nauert cho biết có ba đề xuất được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh này. Theo ông Nauert, các đề xuất bao gồm thiết lập một nhóm làm việc cao cấp với các nhà lãnh đạo kinh doanh từ cả hai nước và một “hội đồng chuyên gia” bao gồm các nhà khoa học chính trị từ Mỹ và Nga, các nhà ngoại giao hiện tại và cựu quan chức quân đội, tương tự như một sáng kiến giữa Mỹ và Liên Xô từ nhiều năm trước.

Cuối cùng, Nauert cho biết các quan chức từ Mỹ và các Hội đồng an ninh quốc gia Nga sẽ gặp nhau để thảo luận về “các cuộc họp tiếp theo”. Ông Nauert nói: “Tổng thống Trump đã nói rằng chúng tôi sẽ không giải quyết tất cả các vấn đề của thế giới trong một hội nghị với chính phủ Nga. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ đã có những khởi điểm tốt đẹp”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ