Thấy tin nhắn này trên iPhone thì đừng bao giờ mở ra

GD&TĐ - Một “quả bom tin nhắn” phá hoại làm hỏng các thiết bị Apple đã được các nhà nghiên cứu phát hiện.

Thấy tin nhắn này trên iPhone thì đừng bao giờ mở ra

Chúng hoạt động khiến điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad và máy Mac của Apple điên cuồng gửi tin nhắn văn bản sau khi mở một địa chỉ web độc hại trong ứng dụng tin nhắn của Apple.

Cuộc tấn công ChaiOS khiến cho các thiết bị bị tê liệt và có thể xóa tất cả các tin nhắn của bạn, gây ảnh hưởng đến bất kỳ thiết bị nào hoạt động trên hệ điều hành iOS và Mac OS.

Đây không phải lần đầu tiên “bom tin nhắn” tấn công vào hệ sinh thái Apple và hiện vấn đề vẫn chưa được khắc phục nhưng dự kiến bản vá sẽ sớm được cập nhật.

Lỗi này được nhà phát triển phần mềm Abraham Masri ở Chicago phát hiện ra. Nhà phát triển này đã chia sẻ một liên kết có thể được sử dụng để làm đơ ứng dụng.

Chúng chuyển hướng ứng dụng tin nhắn (Messages) đến một trang được lưu trữ trên Github - một dịch vụ lưu trữ mã máy tính, khai thác lỗ hổng này.

Chúng thực hiện thông qua các chuỗi thông tin tin nhắn dài, gây quá tải hệ thống. Hậu quả gây ra gồm đóng băng, treo máy, khởi động lại, mất khoảng 10 giây và đưa bạn về màn hình khóa.

Ông Masri đã viết một cảnh báo trên Twitter rằng “đừng sử dụng chúng cho những điều tồi tệ”, nhưng có vẻ các tin tặc sẽ sử dụng mã đó cho mục đích xấu.

Các chuyên gia công nghệ đang kêu gọi mọi người nếu lướt qua đường dẫn này thì không nên gửi chúng tới những người bạn khác.

Có nhiều phiền toái hơn từ lỗ hổng này nếu bị kẻ xấu khai thác, chẳng hạn đánh cắp dữ liệu từ máy tính của bạn hoặc tin tặc có thể truy cập các tệp tin của bạn. Do đó, xin đừng cố gắng tấn công bất cứ ai bằng “bom tin nhắn” này.

Lỗ hổng này tương tự với lỗ hộng có tên gọi Effective Powe được báo cáo lần đầu tiên vào tháng 5/2015. Các tin nhắn độc hại chứa từ “Power” cũng như các ký tự Ả Rập và Marathi, và ký tự Trung Quốc có nghĩa là “dư thừa” đã được gửi đi.

Chúng cũng làm đơ ứng dụng nhắn tin (Messages) và nếu một người dùng iOS nhận dược tin nhắn đó trong khi điện thoại đang bị khóa, chúng sẽ khiến điện thoại của họ phải khởi động lại.

Hiện, người sử dụng mạng xã hội đã than phiền liên tục nhận được tin nhắn bạn bè nghịch ngợm sử dụng đường link trên gửi đến.

Theo XHTT/BGR

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ