Thay đổi tội danh đối tượng vụ “khủng bố” Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh

GD&TĐ - Công an tỉnh Bắc Ninh vừa kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố Nguyễn Trọng Phương (SN 1980, ở Ba Đình, Hà Nội) từ tội “khủng bố” sang tội “Đe dọa giết người”.

Thay đổi tội danh đối tượng vụ “khủng bố” Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh

Ngày 27/10, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa ra quyết định thay đổi tội khởi tố bị can với Nguyễn Trọng Phương (SN 1980, ở Ba Đình, Hà Nội) - đối tượng bị xác định đã nhắn tin đe dọa Chủ tịch UBND và Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh.

Theo cáo trạng trước đó, Phương bị truy tố tội “Khủng bố”, nay chuyển sang bị truy tố về tội “Đe dọa giết người”.

Đối tượng Trần Anh Thuận (SN 1981, ở TP Bắc Ninh) vẫn bị truy tố về tội “Không tố giác tội phạm”.

Theo hồ sơ vụ án, vào tháng 6/2014, Phương thành lập công ty chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác cát sỏi. Đến năm 2015, công ty này xin chủ trương của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc nạo vét sông Đuống nhưng không được.

Vào tháng 11/2016, Phương bàn bạc với Thuận (người đang có mâu thuẫn với ông Ngô Thành Sơn, SN 1980, Chủ tịch HĐQT Công ty Trục vớt luồng hạ lưu) việc nhắn tin đe dọa ông Sơn nhưng Thuận không thực hiện.

Sau đó, Phương đã thực hiện hành vi nhắn tin đe dọa Chủ tịch và Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh 1 mình. Khi thực hiện, Phương đến khu vực gần nhà Sơn để nhắn tin để đánh lạc hướng cơ quan điều tra bởi Phương cho rằng khi điều tra, xử lý cơ quan chức năng sẽ hướng vào Sơn.

Nhắn tin đe dọa xong, Phương vứt chiếc điện thoại xuống sông Đuống. Lúc này, Thuận biết Phương làm nhưng đã không đến cơ quan chức năng tố giác.

Đến ngày 26/9, TAND tỉnh Bắc Ninh đưa vụ án ra xét xử, kết luận, Nguyễn Trọng Phương được xác định đã nhắn tin đe dọa Chủ tịch UBND và Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh, bị truy tố tội “Khủng bố”.

Người liên quan là Trần Anh Thuận (SN 1981, ở TP Bắc Ninh) bị truy tố về tội “Không tố giác tội phạm”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.