Thay đổi nhận thức về việc sử dụng kết quả kiểm tra

GD&TĐ - Thay đổi nhận thức của giáo viên về việc sử dụng kết quả kiểm tra như một biện pháp góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp KTĐG đạt kết quả, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Việc sử dụng kết quả kiểm tra để điều khiển quá trình dạy học phải được giáo viên thực hiện thường xuyên, nghiêm túc mới đem lại hiệu quả.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Đó là chia sẻ của thầy Kiều Minh Giang - giáo viên Trường THPT Phù Ninh (Phú Thọ) khi chia sẻ kinh nghiệm áp dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm, trong đánh giá giảng dạy lí thuyết môn GDQP-AN nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học này.

Lưu ý thiết kế đề kiểm tra

Thầy Kiều Minh Giang cho rằng: Trong thiết kế đề kiểm tra cốt lõi là quan trọng nhất, phải tuân thủ và thực hiện đúng quy trình thiết kế đề, từ xác định đúng mục đích của đề, lựa chọn nội dung cơ bản, xây dựng ma trận, chọn phương pháp kiểm tra, thử nghiệm đề, đến duyệt lại đề kiểm tra.

Mỗi bước trong quy trình thiết kế đề đều có vai trò quan trọng làm nên một đề kiểm tra tốt, góp phần năng cao chất lượng của việc KT, ĐG. Sau khi thiết kế đề, phải duyệt lại đề kiểm tra để đảm bảo đề kiểm tra không có những lỗi sai sót đáng tiếc xảy ra về nội dung kiểm tra, cách đặt câu hỏi, câu dẫn, lối hành văn.

Thiết kế đề kiểm tra, cần chú ý: phải phù hợp với mục đích dạy học nói chung, với quy định về kiểm tra nói riêng. Đây là yêu cầu cơ bản nhất, bài kiểm tra cụ thể hoá mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng và phát triển bộ môn và nội dung học tập cần KTĐG trong chương trình. Thiết kế bài kiểm tra phải tuân thủ theo đúng quy định của chương trình chứ không phải là việc làm tuỳ tiện, áp đặt của giáo viên;

Lập kế hoạch kiểm tra từng bài, chương, học kì một cách rõ ràng. Kế hoạch này được xây dựng dựa trên kế hoạch chung của tổ chuyên môn xác định từ đầu năm học. Dựa vào kế hoạch giáo viên thiết kế câu hỏi, đề kiểm tra, tiến hành kiểm tra và xử lý kết quả. Ở các bài, chương, mỗi học kì, xác định hình thức, phương pháp kiểm tra để đạt mục đích dạy học;

Trong các đề kiểm tra, số lượng câu hỏi, mức độ câu hỏi, hình thức, phương pháp hỏi phải tuỳ thuộc vào điều kiện học tập cụ thể, trình độ học tập của học sinh. Tức là đề kiểm tra phải thể hiện sự phân hoá học sinh. Ví như, trong một đề kiểm tra, có câu hỏi khó giành cho học sinh giỏi, có câu hỏi dễ, trung bình dành cho học sinh yếu để phát huy năng lực học tập của học sinh;

Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp kiểm tra trong một đề kiểm tra. Đề KTĐG nhằm mục đích củng cố quá trình tiếp nhận và hình thành tri thức cho học sinh, không nên làm cho học sinh "lo sợ", "đối phó". Động viên sự tự tin, tính trung thực của học sinh trong KTĐG dựa vào sức mình là chủ yếu, dưới sự hướng dẫn của giáo viên;

Lưu ý khi tiến hành kiểm tra

Khi tiến hành kiểm tra, thầy Kiều Minh Giang cho rằng cần tiến hành, thực hiện nghiêm túc, tránh hiện tượng gian lận, quay cóp trong khi kiểm tra, tránh tạo nên bầu không khí căng thẳng, gây áp lực và sự bất an tâm lý cho học sinh khi làm bài.

Thực hiện các bài kiểm tra trong dạy học môn GDQP-AN phải được tiến hành ở những thời điểm học tập khác nhau, với các hình thức khác nhau, song cần chú ý:

Một là, KTĐG là một quá trình được tiến hành liên tục, với nhiều hình thức khác nhau, qua các bài kiểm tra, học sinh củng cố, hệ thống những tri thức đã học và vận dụng những tri thức đó vào việc tiếp thu bài mới và vào trong thực tiễn.

Ví như, kiểm tra miệng, 15 phút, kiểm tra bài tập thực hành được giao hàng ngày, giúp học sinh củng cố ngay kiến thức cơ bản của từng bài học cụ thể, làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức mới. Kiểm tra 45 phút giữa học kì, cuối học kì, cuối năm, giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản trong một chương hoặc cả quá trình.

Như vậy, từng bước việc KTĐG tiến hành liên tục đã hình thành, củng cố vững chắc tri thức, giúp các em tự tin, hứng thú học tập;

Hai là, tiến hành KTĐG chính là yếu tố giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn, gồm: kĩ năng trả lời nói hoặc viết, phân tích, nhận xét, đánh giá,... Qua các hình thức, phương pháp kiểm tra có thể rèn luyện được một mặt nào đó các kĩ năng trên.

Ví như, kiểm tra miệng có thể rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói, rèn luyện khả năng giao tiếp, tính tự tin, trình bày vấn đề mạch lạc.

Kiểm tra viết có thể rèn luyện đồng thời nhiều kĩ năng: phân tích, so sánh, tổng hợp đối chiếu, lập luận để hiểu các sự kiện và bản chất của chúng, thực hành rèn luyện kĩ năng phối hợp động tác, thực hánh động tác, tác phong...

Ba là, tiến hành KTĐG góp phần thực hiện mục đích giáo dục tư tưởng, tình cảm, tinh thần, thái độ, hứng thú học tập bộ môn, hình thành nhân cách, phẩm chất cho học sinh. Qua bài kiểm tra, thông qua trả lời câu hỏi, học sinh bày tỏ thái độ, tình cảm của mình.

Ví như, kiểm tra về các nhân vật lịch sử, học sinh bộc lộ rõ thái độ, đánh giá đúng, sai về nhân vật. Kiểm tra về các sự kiện, học sinh bộc lộ rõ được quan điểm, lập trường tư tưởng của bản thân mình (trong bài lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam), góp phần quan trọng hình thành và phát triển nhân cách toàn diện.

"Khâu chấm bài, xử lý thông tin, đánh giá kết quả phải được coi trọng, thực hiện nghiêm túc, khoa học. Điểm số chính xác, công bằng, khách quan sẽ có tác động tích cực đối với hoạt động học tập của học sinh và ngược lại" - thầy Kiều Minh Giang.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.