Thay đổi cách dạy Sinh học tiếp cận chương trình mới

GD&TĐ - Lâu nay, nhiều giáo viên Sinh học đã hình thành cho mình cách dạy riêng, thói quen cũ khó thay đổi, nhất là những giáo viên dạy lâu năm. Để thay đổi thói quen này, giúp giáo viên tiếp cận với chương trình, sách giáo khoa mới không nên nóng vội, chủ quan, duy ý chí mà phải có phương pháp, biện pháp hợp lý.

Thay đổi cách dạy Sinh học tiếp cận chương trình mới

Phá bỏ lực cản đổi mới dạy Sinh học

Nhấn mạnh điều này, thạc sĩ, giảng viên chính Lê Hữu Bình - Trường ĐH Đồng Tháp - cho rằng, lực cản lớn nhất trong đổi mới dạy học Sinh học hiện nay là tính bảo thủ các thói quen dạy học cũ (dạy học truyền thụ một chiều) tồn tại trong thời gian khá dài; nhận thức chưa đầy đủ, ngại khó, chưa tự tin, sức ỳ lớn trong đổi mới dạy học.

Đưa ra giải pháp, giảng viên Lê Hữu Bình nhấn mạnh cần tổ chức một số hội thảo về Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông mới, dạy học tích hợp, dạy học phân hóa ở các cụm trường phổ thông, các cơ sở giáo dục. Thông qua hội thảo, nhận thức của giáo viên thay đổi dần, tạo ra chuyển biến tích cực để thay đổi thói quen cũ, hình thành những thói quen mới (thành lập phản xạ có điều kiện).

Bên cạnh đó, có thể xây dựng mô hình một số trường phổ thông về đổi mới phương pháp dạy học; dạy học tích hợp, dạy học phân hóa để giáo viên các trường khác tham dự, rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu trong đổi mới dạy học.

Cuối cùng, cũng là yếu tố vô cùng quan trọng là lãnh đạo, các cấp quản lý của các trường phổ thông phải có những chỉ đạo kịp thời, sâu sát, quyết liệt đủ sức mạnh tạo nên những thay đổi trong nhận thức của giáo viên.

3 việc cần làm ngay

Những chuyển động, đổi mới là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi ngành Giáo dục chuẩn bị triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Theo giảng viên Lê Hữu Bình, để làm được điều này phải làm ba việc.

Thứ nhất, bản thân các thầy cô cần xác định được trách nhiệm của mình về việc phải thay đổi cách dạy, từ dạy học đơn môn sang dạy học đa môn thông qua tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng các kiến thức khoa học phổ thông. Tiếp đến là dự các lớp tập huấn nâng cao nhằm nâng cao trình độ kiến thức của môn khoa học liên quan như Vật lý, Hóa học.

Thứ hai, trường phổ thông cần có các biện pháp hỗ trợ, như tổ chức các hoạt động bồi dưỡng giáo viên để thầy cô có vốn tri thức rộng và khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức có liên quan; chú trọng giáo viên dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, cùng nhau trao đổi, thiết kế các chủ đề tích hợp; qua đó phát triển năng lực dạy học tích hợp. Việc tham gia Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp do Bộ GD&ĐT tổ chức trong thời gian qua cũng là một hoạt động rất hiệu quả.

Thứ ba, mỗi nhà trường cần xác định lộ trình riêng về bồi dưỡng và phân công người dạy, bổ sung phòng và thiết bị dạy học, liên kết với các cơ sở giáo dục, cơ quan nghiên cứu, cơ sở sản xuất… để mỗi năm lại tăng thêm số môn học và chuyên đề tự chọn được dạy trong nhà trường, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu định hướng nghề nghiệp của học sinh và sự phân hóa ngành nghề trong xã hội.

Giải pháp cho dạy học tích hợp, phân hóa

Dạy học tích hợp, phân hóa là một điểm nhấn quan trọng trong Chương trình mới áp dụng từ năm 2018. Do đó, giảng viên Lê Hữu Bình cho rằng, cần làm cho mỗi giáo viên nhận thức được dạy học tích hợp và phân hóa là xu thế tất yếu không thể khác được nếu chúng ta muốn hội nhập với giáo dục quốc tế. Cùng với đó, kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới theo hướng phát triển năng lực người học với đổi mới kiểm tra đánh giá, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong nhạn thức của giáo viên trong quá trình dạy học hiện nay.

Một việc không thể thiếu, theo giảng viên Lê Hữu Bình, là tổ chức tập huấn cho giáo viên về dạy học tích hợp và dạy học phân hóa với mục tiêu giúp cho giáo viên nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa, tác dụng, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Bởi thực tế, đối với môn Sinh học, các giáo viên đã dạy tích hợp (chưa nhiều) nội môn, đó là tích hợp dân số, môi trường, AIDS; tích hơp liên môn (Lý, Hóa) như trong bài dạy về Quang hợp liên quan đến ánh sáng (Vật lý); các phản ứng hóa học liên quan đến môn Hóa học, Sinh học cấu tạo của lục lạp, nhưng có giáo viên chưa nhận ra là đã tích hợp liên môn.

“Đối với các trường sư phạm đào tạo giáo viên cần xây dựng lại chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo cho phù hợp với đổi mới chương trình và sách giáo khoa mới ở phổ thông. Chẳng hạn, chương trình môn Sinh học đưa vào các môn Vật lý đại cương, Hóa học đại cương, môn học trải nghiệm sáng tạo. Có như vậy sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có thể đảm bảo dạy học tích hợp và dạy học phân hóa mà không bỡ ngỡ.

Cũng cần đầu tư cho các trường phổ thông về trang thiết bị dạy học để đáp ứng với dạy học tích hợp, dạy học phân hóa khi thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới ở phổ thông. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giúp dễ dàng, nhanh chóng và kịp thời cung cấp thông tin về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, hỗ trợ hoạt động dạy học tích hợp, dạy học phân hóa; các bài giảng điện tử góp phần làm phong phú thêm tư liệu dạy học cá nhân hay được chia sẻ trên kho tư liệu dùng chung” - giảng viên Lê Hữu Bình nêu quan điểm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.