Thay đổi bất thường ở miệng báo hiệu bệnh nguy hiểm

Nướu bị viêm, răng sứt mẻ, hay tưa miệng... là những dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn có những bất ổn.

Thay đổi bất thường ở miệng báo hiệu bệnh nguy hiểm

Theo Webmd, những thay đổi ở răng miệng có thể phản ánh toàn diện hơn về tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Vì vậy, bạn hãy tinh ý nhận biết tình trạng bệnh qua biểu hiện của răng miệng để sớm đoán biết tình trạng sức khỏe của mình.

Viêm nướu răng và bệnh tiểu đường

Viêm nướu răng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng, vì đường máu tăng cao là môi trường thuận lợi để cho vi khuẩn phát triển.

Đồng thời vết thương cũng khó được chữa lành do khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, giảm khả năng chống lại vi khuẩn, kết hợp với sự tổn thương mạch máu, dẫn đến nuôi dưỡng kém.

Đỏ, sưng, đau, chảy máu răng lợi, chảy mủ ở răng lợi, lợi lỏng lẻo và bị tụt khỏi răng, hơi thở có mùi hôi... là dấu hiệu của viêm nướu răng.

Viêm nướu răng là một dạng của bệnh ở nướu răng. Nguyên nhân của chứng viêm này là do sự tích tụ các lớp mảng bám và cao răng trên răng và nướu răng.

Nếu người bị bệnh tiểu đường, thì cơ thể sẽ khó khống chế lượng tế bào mảng bám này. Đó là nguyên do vì sao người bị bệnh tiểu đường thường có nguy cơ mắc bệnh ở nướu răng cao hơn người bình thường từ 3 đến 4 lần.

Hơn nữa, không chỉ những người bị tiểu đường dễ mắc các bệnh về nướu răng, mà chính bệnh nướu răng cũng ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết và thúc đẩy nhanh tiến trình biến chứng của bệnh tiểu đường.

Vì vậy, đối với bệnh nhân tiểu đường, việc chăm sóc răng miệng cần được chú ý và đầu tư kỹ lưỡng hơn rất nhiều so với người bình thường. Chải răng sau mỗi bữa ăn và dùng chỉ tơ nha khoa, súc miệng khử trùng hằng ngày.

Nướu nhạt và thiếu máu

Miệng của bạn bị đau và nướu có màu nhạt tức là cơ thể bạn đang bị thiếu máu. Khi đó, lưỡi cũng sẽ sưng lên và nhẵn hơn. và lưỡi của bạn có thể trở nên sưng và mịn (viêm lưỡi).

Khi bạn bị thiếu máu, cơ thể của bạn không có đủ các tế bào máu đỏ, hoặc các tế bào máu đỏ của bạn không chứa đủ hemoglobin. Kết quả là, cơ thể bạn không nhận đủ oxy cần thiết cho mọi hoạt động.

Có rất nhiều loại bệnh thiếu máu khác nhau và việc điều trị cũng theo đó mà khác nhau. Vì thế, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị.

Răng sứt mẻ và stress

Nếu bạn đang căng thẳng, lo lắng, hoặc chán nản, bạn có nguy cơ cao đối mặt với các vấn đề sức khỏe răng miệng. Người bị căng thẳng tạo ra lượng lớn hormone cortisol tàn phá nướu răng và cơ thể.

Căng thẳng cũng làm cho bạn siết chặt và nghiến răng trong ngày hoặc vào ban đêm nhưng thường là lúc vô thức. Nghiến răng thường phổ biến khi bạn đang ngủ. Điều này khiến răng của bạn bị mài mòn, dễ sứt mẻ và có thể dẫn đến các vấn đề với hàm dưới.

Stress còn dẫn đến việc chăm sóc răng miệng kém. Người stress hầu như bỏ qua các bước chăm sóc răng miệng, trong đó có hơn 50% không đánh răng hay dùng chỉ nha khoa thường xuyên kèm theo các thói quen tai hại khác như hút thuốc lá, uống rượu và nghiến răng.

Gẫy rụng răng và bệnh loãng xương

Răng dễ lung lay và gẫy rụng là dấu hiệu của bệnh loãng xương. Loãng xương khiến xương giòn, ảnh hưởng đến cả xương hàm của bạn.

Vi khuẩn từ viêm nha chu có thể phá vỡ xương quai hàm, gây gẫy rụng răng. Một loại thuốc loãng xương có tên bisphosphonates cũng có thể làm tăng nguy cơ tình trạng hiếm gặp gọi là hoại tử xương, ảnh hưởng trực tiếp đến xương hàm.

Ngoài ra, người lớn bỗng nhiên bị rụng, gãy răng có nhiều khả năng mắc bệnh thận mãn tính. Chưa có kết luận chính xác 100% mối liên quan giữa bệnh thận và bệnh nha chu, nhưng các nhà nghiên cứu chắc chắn rằng tình trạng viêm răng, lợi mãn tính liên quan đến thận.

Vì vậy, chú ý đến việc chăm sóc răng và nướu răng có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thận mãn tính.

Xói mòn răng và rối loạn ăn uống

Một nghiên cứu của Đại học Bergen ở Na Uy cho thấy, bệnh nhân bị rối loạn ăn uống, chẳng hạn như biếng ăn và háo ăn, trải nghiệm nhiều vấn đề sức khỏe răng hơn đáng kể.

Ví dụ, răng nhạy cảm, mòn răng nghiêm trọng và đau mặt răng so với những người bình thường khác.

Nghiên cứu nhấn mạnh rằng, hơn một phần ba số người (36%) bị rối loạn ăn uống bị mòn răng nghiêm trọng so với 11% ở nhóm đối chứng.

Những người bị rối loạn ăn uống cũng tự nhận thấy rằng họ thường xuyên bị đau đớn trên khuôn mặt và bị khô miệng, cũng như tăng độ nhạy cảm răng hàng ngày.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, nôn mửa thường liên quan tới rối loạn ăn uống và có xu hướng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Chứng biếng ăn và chứng háu ăn vô độ có thể làm hư hại răng của bạn theo vài cách. Một người háu ăn vô độ tự họ sẽ bị dính vào chu trình ăn uống say sưa rồi nôn ói.

Acid dạ dày trong lúc nôn ói sẽ đi qua miệng và có thể ăn mòn men răng, gây sâu răng, đổi màu răng và mất răng. Vì răng bị ăn mòn và ố vàng, nha sĩ sẽ có thể là người đầu tiên phát hiện ra các dấu hiệu của rối loạn ăn uống.

Ở những người biếng ăn làm tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể. Bệnh loãng xương có thể phát triển, làm yếu xương hàm nâng đỡ răng, dẫn đến mất răng.

Trong cả hai bệnh trên, điều tất yếu là phải điều trị nguyên nhân tận gốc dẫn đến chứng biếng ăn và háu ăn vô độ cũng như các biến chứng nha khoa do chúng gây ra.

Tưa miệng và HIV

Người nhiễm HIV hoặc AIDS có thể phát triển nấm miệng, mụn cóc vùng miệng, vỉ sốt, lở loét, và bạch sản dạng lông hoặc những mảng màu trắng hoặc màu xám trên lưỡi hoặc bên trong má.

Hệ thống miễn dịch suy yếu không còn khả năng ngăn chặn những bệnh nhiễm trùng.

Những người có HIV/AIDS cũng có thể gặp các triệu chứng khô miệng, nguy cơ sâu răng và các hoạt động vùng miệng như nhai, ăn, nuốt, hoặc nói chuyện khó khăn.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ