Mỹ rảnh tay viện trợ nốt ATACMS khi tên lửa PrSM bắt đầu sản xuất hàng loạt

GD&TĐ - Tên lửa đạn đạo PrSM sẽ mang lại khả năng tấn công tầm xa với độ chính xác rất cao cho Lục quân Mỹ.

Mỹ rảnh tay viện trợ nốt ATACMS khi tên lửa PrSM bắt đầu sản xuất hàng loạt

Quân đội Hoa Kỳ đã công bố chuyển sang giai đoạn phát triển mới cho tên lửa đạn đạo tấn công chính xác (PrSM) trong phiên bản Increment 1. Điều này được nêu trong thông cáo báo chí chính thức của Lục quân Mỹ.

Chương trình đã chuyển sang Giai đoạn C, bao gồm việc đưa vào sản xuất hàng loạt và triển khai tên lửa vào nhiệm vụ chiến đấu.

Trước đó, vào ngày 29 tháng 3, có thông tin cho biết Lầu Năm Góc đã ký một hợp đồng trị giá 4,9 tỷ USD, trong đó bao gồm việc mua tên lửa mới PrSM Inc 1. Vũ khí này sẽ dần thay thế các tên lửa ATACMS đang được loại khỏi biên chế và đưa sang Ukraine.

Việc mua sắm tên lửa đạn đạo mới nhất được lên kế hoạch trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2029. Theo hợp đồng, Quân đội Hoa Kỳ có kế hoạch nhận 1.296 quả đạn PrSM.

Ngoài phiên bản cơ sở Increment 1 được thiết kế để tấn công các mục tiêu cố định, dự kiến ​​sẽ có thêm 10 tên lửa PrSM Increment 2 được mua nhằm mục đích thử nghiệm, chúng sẽ có đầu tự dẫn, cho phép tấn công các mục tiêu di động.

m-142-himars-dubai-airshow-2021-15.jpg
Tên lửa ATACMS, PrSM và GMLRS ER dành cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 và M142.

Việc mua sắm PrSM đã diễn ra trong nhiều năm. Đặc biệt, một hợp đồng đã được ký kết để cung cấp 282 tên lửa trong giai đoạn 2023 - 2025.

Trong năm 2023, 42 tên lửa trị giá 162 triệu đô la đã được đặt hàng, năm 2024 là 110 tên lửa trị giá 384 triệu đô la và sang năm 2025, Lục quân Mỹ dự kiến ​​sẽ mua 230 tên lửa trị giá 492 triệu đô la.

Cho đến nay, tên lửa PrSM đã khẳng định được khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 499,4 km, trong khi tầm bắn tối đa ước tính là 650 km, đặc điểm này vượt xa thông số kỹ thuật của tên lửa ATACMS đang được sử dụng.

Hệ thống Typhon với tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.
Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ